Tiêu chuẩn hóa ngành sẽ tạo thêm những rào cản hay mang đến những cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động? Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi như thế nào? Hãy cùng Tạp chí Thang máy mổ xẻ các vấn đề để có góc nhìn bao quát và toàn diện.
Không chỉ “chân lấm tay bùn” chắt chiu những “đồng tiền lẻ”, doanh nghiệp Việt còn canh tác theo lối mùa vụ, mùa nào biết mùa nấy, vụ nay chưa biết vụ sau. Lý do nào cho giả thiết “doanh nghiệp nội khó phát triển”?
Khi cân nhắc mua một sản phẩm hay lựa chọn một dịch vụ, chắc hẳn nhiều người sẽ dựa trên hai tiêu chí chất lượng và hình thức. Nhưng liệu rằng, chúng ta đã hiểu đầy đủ về tiêu chí chất lượng hay chưa? Đặc biệt là nhóm sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn (nhóm 2) thì tiêu chí chất lượng lại càng phải đặt lên hàng đầu vì bản thân nhóm hàng hoá này, mặc dù đã được vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản và môi trường.
Tiêu chuẩn lắp đặt, thiết kế thang máy cần tuân theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7628-1:2007. Tuy nhiên không phải người tiêu dùng nào cũng có thể hiểu rõ về các thuật ngữ chuyên ngành được quy định trong tiêu chuẩn này, vì vậy chuyên gia Viện kỹ thuật ứng dụng Thang máy chia sẻ 5 yếu tố cần quan tâm khi bạn lựa chọn và thiết kế thang máy cho nhà ở.
Bộ ISO 8100-32:2020 là một tiêu chuẩn ISO toàn cầu đầu tiên quy định về lập kế hoạch và lựa chọn thang máy cho các tòa nhà. Tiêu chuẩn này có thể sử dụng để đánh giá các yêu cầu vận hành trong tòa nhà và lựa chọn cấu hình thang máy thích hợp. Các kiến trúc sư và các nhà quy hoạch có thể dựa vào tiêu chuẩn ISO 8100-32:2020 để lên thiết kế tổng thể và bản vẽ vận hành thang.