TCTM – Là một trong những ngành gián tiếp bị ảnh hưởng bởi “cơn bão” của thị trường bất động sản, ngành thang máy được cho là chưa thực sự “thấm đòn” ở giai đoạn hiện tại. Vậy bức tranh tương lai khi ngành di chuyển thẳng đứng thực sự tới cơn “bĩ cực” sẽ ra sao?
TCTM – Những tác động tiêu cực từ thị trường xây dựng – bất động sản trong thời gian qua khiến nhiều doanh nghiệp thang máy rơi vào cảnh “chao đảo”, song thời điểm hiện tại vẫn chưa thực sự là “điểm rơi” tăng trưởng của ngành thang máy – thời điểm khó khăn nhất.
Ngày 10/1/2022, Hiệp hội Thang máy Việt Nam (Hiệp hội) và Tạp chí Thang máy nhận được thông tin phản ánh từ Khách hàng và từ Công ty TNHH Công nghệ Doza (Doza), có trụ sở chính tại Hải Phòng, thông tin về việc một mặt hàng thiết bị thang máy bị làm giả nhãn hiệu. Ngay sau khi nhận được phản ánh, Hiệp hội và Tạp chí đã xác minh, làm rõ.
Ngày 31/12/2021, Cục An toàn lao động, Bộ LĐ-TB&XH đã có Công văn số 639/ATLĐ-PCTTr gửi UBND Thành phố Hà Nội, phản hồi Công văn số 0112/VNEA ngày 01/12/2021 của Hiệp hội Thang máy Việt Nam về an toàn thang máy Khu tái định cư Đền Lừ. Trong đó, Hiệp hội Thang máy Việt Nam đã phản ảnh tình trạng nhiều thang máy của Khu tái định cư Đền Lừ không đạt yêu cầu kỹ thuật nhưng người dân vẫn đang phải sử dụng hàng ngày, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe người dân.
Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) được xác định có vai trò cốt lõi của phát triển công nghiệp bền vững. Thế nhưng, hiện nay doanh nghiệp CNHT Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp sản xuất linh kiện thang máy có số lượng khiêm tốn, lại chủ yếu sản xuất những chi tiết đơn giản, có hàm lượng và giá trị gia tăng thấp, khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong bối cảnh đó rất cần một hành lang pháp lý tổng thể, bao quát để CNHT phát triển, xứng tầm trong chuỗi cung ứng linh, phụ kiện của một nền công nghiệp đang phát triển.