Trách nhiệm đối với an toàn lao động không phải là vấn đề cần “truy cứu” mỗi khi có tai nạn lao động xảy ra. Mà trách nhiệm đó là của tất cả các bên ngay từ việc kiểm soát an toàn lao động và phòng ngừa mất an toàn lao động cho đến khi phát hiện, xử lý sự cố. Cụ thể trách nhiệm của những ai, trách nhiệm như thế nào, hãy cùng Tạp chí Thang máy tìm hiểu.
TCTM - Gia tăng các hệ thống điện tử có thể lập trình được đang dần thay thế các thành phần cơ khí liên quan đến an toàn là một xu hướng. Điều này đơn giản hóa và tăng tốc đáng kể việc kiểm tra cũng như bảo trì thang máy.
Hai người bị thiệt mạng thương tâm trong quá trình sửa chữa thang máy. Những người liên quan tới vụ việc đang phải giải trình với các cơ quan chức năng và đối diện nguy cơ cao vướng vòng lao lý. Gia đình các nạn nhân với nỗi đau khôn cùng mất người thân, mất lao động trụ cột trong gia đình… Những sự việc bi thảm ấy hoàn toàn có thể sẽ không xảy ra nếu các quy định an toàn được thực hiện nghiêm túc.
TCTM - Chỉ thị thang máy hiện tại của châu Âu (2014/33/EU) không có tính chất hồi tố mà chỉ quy định đối với việc lắp đặt thang máy mới và sản xuất các thiết bị mới cho ngành thang máy kể từ sau năm 2014. Điều này đặt ra những vấn đề về việc cải tiến thang máy cũ để đảm bảo tính an toàn và hiệu suất cao.
Vụ tai nạn liên quan đến thang máy mới xảy ra hôm 21/4 (Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã đặt ra vấn đề mà lâu nay dư luận dường như bị lãng quên: Thang máy ở các chung cư mini đang mất kiểm soát!
Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đã trở thành quốc sách của nhiều quốc gia. Một trong những giải pháp hàng đầu là tiết kiệm năng lượng. Trong xu thế đó, các nhà sản xuất thang máy không ngừng cải tiến, áp dụng công nghệ cao để sản phẩm của mình ngày càng giảm tiêu thụ điện.