Mọi thị trường, mọi sản phẩm, thành công hay thất bại của doanh nghiệp đều được quyết định bởi người tiêu dùng. Khi người tiêu dùng quay lưng, đó là lúc doanh nghiệp thất bại.
Tiêu chuẩn hóa ngành sẽ tạo thêm những rào cản hay mang đến những cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động? Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi như thế nào? Hãy cùng Tạp chí Thang máy mổ xẻ các vấn đề để có góc nhìn bao quát và toàn diện.
Thang máy là hàng hóa nhóm 2, phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn, tiêu chuẩn nhà nước quy định. Kiểm định an toàn lần đầu và định kỳ là điều kiện bắt buộc để thang máy đủ điều kiện sử dụng. Nhưng có rất nhiều vấn đề liên quan tới công việc này.
TCTM – Thành viên sáng lập của Studiodada Associati, một trong những xưởng thiết kế nổi tiếng nhất trong thời kì Thiết kế Cấp tiến, trong lần phỏng vấn Marco Piva đã đem đến tạp chí thang máy thế giới những chia sẻ về kiến trúc phương dọc. Kể từ khi mới bắt đầu, ông […]
Thang máy là một sản phẩm liên quan đến an toàn nên cần được kiểm tra và bảo trì định kỳ. Các chuyên gia của Viện kỹ thuật ứng dụng Thang máy đã gợi ý một số việc cần làm để gia chủ tự giám sát công việc của kỹ thuật viên (KTV) bảo trì nhằm bảo vệ gia đình.
Thương trường như chiến trường, câu nói ấy không sai khi thể hiện mức độ khốc liệt mà mỗi doanh nghiệp sẽ phải đối mặt khi tham gia cuộc chơi. Chiến trường ấy chính là việc giành giật thị phần để doanh nghiệp mình tồn tại, phát triển. Nhưng đối thủ thực sự của doanh nghiệp có phải là như vậy?
Đầu tư lớn nhưng lãi suất thấp, rủi ro cao, yêu cầu khắt khe, đầu ra bấp bênh, sản phẩm đơn điệu… là những khó khăn của doanh nghiệp sản xuất linh kiện, thiết bị thang máy phải vượt qua. Đó là tâm sự của CEO của một công ty dám “liều” bước vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành thang máy.
Giulio Cappellini là Giám đốc Nghệ thuật cũng là nhà thiết kế của hãng nội thất lừng danh Cappellini. Rất nhiều sản phẩm của Cappellini nằm trong bộ sưu tập vĩnh viễn của các bảo tàng nghệ thuật đương đại quan trọng nhất thế giới. Ông được tạp chí Time vinh danh là một trong […]
Theo số liệu Tổng cục Thống kê năm 2021 thì chỉ có khoảng trên dưới năm nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, tương ứng 4,5% tổng số doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Con số này rõ ràng là như muối bỏ bể, cho thấy sự mất cân đối trong tổng thể ngành công nghiệp. Trong lĩnh vực thang máy, tỷ lệ này cũng chẳng khá khẩm hơn, khiến ngành công nghiệp thang máy phát triển chậm và thiếu tính bền vững.
“Đất nước mình còn nghèo” không phải lý do để chúng ta dễ dãi với chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà người tiêu dùng Việt sử dụng. Bởi còn dễ dãi, thì chúng ta chưa thể thoát nghèo!
Người tiêu dùng đã dần quen tai với những lời quảng cáo rằng doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn này, được cấp chứng chỉ kia. Những chứng chỉ này có vẻ gia tăng uy tín cho doanh nghiệp nên không ít doanh nghiệp lựa chọn như một “manh áo đẹp” cần sắm sửa mà không đi vào thực chất.
Bộ ISO 8100-32:2020 là một tiêu chuẩn ISO toàn cầu đầu tiên quy định về lập kế hoạch và lựa chọn thang máy cho các tòa nhà. Tiêu chuẩn này có thể sử dụng để đánh giá các yêu cầu vận hành trong tòa nhà và lựa chọn cấu hình thang máy thích hợp. Các kiến trúc sư và các nhà quy hoạch có thể dựa vào tiêu chuẩn ISO 8100-32:2020 để lên thiết kế tổng thể và bản vẽ vận hành thang.