TCTM – Gói thầu “Trang bị mới 2 thang máy tại Trụ sở làm việc của Chi nhánh Hải Dương” yêu cầu cung cấp thang máy nhãn hiệu Mitsubishi – Nhật Bản, xuất xứ Thái Lan.
Tên gói thầu | Trang bị mới 2 thang máy tại Trụ sở làm việc của Chi nhánh Hải Dương |
Mã thông báo mời thầu | IB2300161206 |
Bên mời thầu | Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương |
Giá trị đảm bảo dự thầu | 38.550.000 VNĐ |
Thời gian thực hiện hợp đồng | 90 ngày |
Thời điểm đóng thầu | 25/07/2023 08:00 |
Hình thức lựa chọn nhà thầu | Chào hàng cạnh tranh |
Địa điểm thực hiện gói thầu | Thành phố Hải Dương, Tỉnh Hải Dương |
Phạm vi cung cấp hàng hóa:
Các dịch vụ liên quan
Vật tư, phụ tùng thay thế
Đối với nhà thầu không phải là nhà sản xuất ra hàng hóa thuộc phạm vi của gói thầu
Đối với nhà thầu là nhà sản xuất ra hàng hóa thuộc phạm vi của gói thầu
Phân tích:
Có thể thấy rõ, nội dung quy định về Tiêu chuẩn kỹ thuật thang máy được đề cập trong gói thầu trên đang đưa ra chi tiết các yêu cầu về thương hiệu, xuất xứ, thậm chí là mã hiệu thang máy.
Theo đó, bên mời thầu yêu cầu cung cấp thang máy của hãng Mitsubishi – Nhật Bản, mã hiệu Nexiez – MR có xuất xứ tại Thái Lan. Đồng thời, bên mời thầu cũng nêu rõ yêu cầu về các tính năng kỹ thuật khác theo tiêu chuẩn của hãng Mitsubishi như dừng tầng an toàn (SFL), dừng tầng kế tiếp (NXL), tự động điều chỉnh tốc độ cửa (DSAC),…
Trong khi đó, tại Khoản 6, Điều 89 của Luật Đấu thầu 2013, quy định rõ việc “Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế” là hành vi không bảo đảm công bằng, minh bạch.
Ngoài ra, tại Khoản 2, Điều 3, Thông tư 07/2016/TT-BKHĐT về quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu mua sắm hàng hóa đối với đấu thầu qua mạng nêu rõ:
“Không được đưa ra các Điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của bất cứ nhà thầu nào đủ tư cách hợp lệ hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng như nêu nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hoá, kể cả việc nêu tên nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ gây ra sự phân biệt đối xử;
Trường hợp không thể mô tả chi Tiết hàng hóa theo đặc tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ thì có thể nêu nhãn hiệu, ca-ta-lô của một sản phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về kỹ thuật của hàng hóa nhưng phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô đồng thời phải quy định rõ nội hàm tương đương với hàng hóa đó về đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, tiêu chuẩn công nghệ và các nội dung khác (nếu có). Không được quy định tương đương về xuất xứ.”
Như vậy, quy định chung đều cấm việc nêu yêu cầu về xuất xứ nhãn hàng hóa.
Bên cạnh các yêu cầu cụ thể về Tiêu chuẩn kỹ thuật thang máy, bên mời thầu cũng đưa ra những yêu cầu cụ thể về nhân lực chủ chốt. Tất cả các vị trí công việc trong gói thầu đều yêu cầu tốt nghiệp đại học trở lên.
Đối với vị trí cán bộ kỹ thuật phụ trách lắp đặt và cán bộ quản lý điều hành chung, bên mời thầu yêu cần cần có chứng chỉ,chứng nhận bồi dưỡng, đào tạo về công tác lắp đặt thang máy (của hãng thang máy mà nhà thầu chào cho gói thầu này).
Đối với cán bộ kỹ thuật phụ trách an toàn lao động, bên mời thầu yêu cầu cần có chứng chỉ,chứng nhận huấn luyện An toàn lao động, Vệ sinh lao động còn hiệu lực tính đến thời điểm đóng thầu (chỉ yêu cầu đối với cán bộ tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật).
Phía doanh nghiệp tham gia đấu thầu cần lưu ý cung cấp thông tin chi tiết về các nhân sự chủ chốt được đề xuất và hồ sơ kinh nghiệm của nhân sự khi tham gia đấu thầu.
Cập nhật thêm về thông tin các gói thầu mới nhất hằng ngày tại: Tổng hợp – phân tích gói thầu thang máy mới nhất
Hoàng Quân
Thông tin mới cập nhật