TCTM – Thang máy thuộc nhóm sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn (nhóm 2) với những đòi hỏi về quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, với các ngành có đặc thù tương tự thì đều có chuẩn hóa về nhân lực, ngành thang máy cũng cần tham khảo. Tham luận sẽ đề cập góc nhìn các ngành có nhiều điểm tương đồng, có thể là một gợi ý để các cơ quan quản lý, Hiệp hội ngành nghề và các doanh nghiệp trong ngành thang máy tham khảo.
Quy định cụ thể về các chức danh của nhân viên hàng không bao gồm:
Nhân viên hàng không ở tất cả các vị trí nói trên, để được hành nghề đều cần được Cục Hàng không Việt Nam cấp các loại giấy phép theo đúng chức năng: giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không; giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
Ngoài ra, nhân lực ngành hàng không yêu cầu cần có các loại chứng chỉ chuyên môn như:
– Chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo, huấn luyện ban đầu chuyên ngành hàng không của cơ sở đào tạo được Cục Hàng không Việt Nam công nhận; hoặc Chứng nhận của cơ sở đào tạo được ICAO, IATA công nhận hoặc cơ sở đào tạo của nước ngoài đã được Cục Hàng không Việt Nam công nhận.
– Chứng nhận điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị chuyên ngành hàng không của cơ sở sản xuất, chế tạo phương tiện, thiết bị.
– Văn bằng, chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản chuyên ngành hàng không của cơ sở đào tạo tại Việt Nam theo pháp luật về giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.
Thời hạn hiệu lực của giấy phép và năng định (chứng nhận về năng lực chuyên môn của nhân viên hàng không đáp ứng đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ theo chức danh ghi trong giấy phép nhân viên hàng không): Giấy phép nhân viên hàng không chỉ có hiệu lực khi năng định còn hiệu lực, riêng đối với giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay có hiệu lực là 7 năm.
Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không bao gồm:
– Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ ban đầu để cấp chứng chỉ chuyên môn
– Chương trình huấn luyện năng định nhân viên hàng không
– Chương trình huấn luyện phục hồi nhân viên hàng không
– Chương trình huấn luyện chuyển loại nhân viên hàng không
– Chương trình huấn luyện định kỳ nhân viên hàng không
– Chương trình huấn luyện bay làm quen đối với kiểm soát viên không lưu
Giáo trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không do cơ sở đào tạo ban hành và phải phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện đã được quy định.
Ngoài nhân viên hàng không, sát hạch viên, cơ sở đào tạo, huấn luyện cũng đều được quy định rõ về các yêu cầu năng lực cũng như điều kiện công nhận.
Tuy chưa tiêu chuẩn hóa nhân lực toàn diện ở tất cả các đối tượng nhân lực của ngành, đặc biệt là đối với nhóm lao động xây dựng công trình, nhưng ngành xây dựng cũng đã có thiết lập cơ bản đối với đội ngũ chuyên môn như: khảo sát địa hình, khảo sát địa chất công trình, thiết kế kiến trúc, kết cấu, cơ điện, cấp – thoát nước,… hay cả nhóm đối tượng giám sát thi công xây dựng, định giá, quản lý dự án,…
Đội ngũ nhân lực chuyên môn kể trên đều đòi hỏi có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp với vai trò chuyên trách.
Còn đối với nhóm lao động xây dựng công trình – thường là lao động phổ thông thì các đơn vị nhà thầu, công ty xây dựng tự quản lý và đào tạo các chứng chỉ liên quan đến an toàn lao động, cùng đó là chịu trách nhiệm về kiểm soát các yếu tố mất an toàn lao động được quy định chặt chẽ.
Ngành xây dựng có đặc thù có truyền thống lâu năm, làm việc theo cơ chế dân sự thuần túy nên chưa có các thiết lập quản lý chất lượng nhân lực chi tiết. Dù vậy, đối với các công trình lớn, có yếu tố kỹ thuật cao thì các bộ phận thiết kế đều đòi hỏi năng lực phù hợp như đã kể trên.
Nhìn sang ngành thang máy – một ngành mới mẻ với đặc thù kỹ thuật phức tạp dường như lại chưa có thiết chế về nhân lực mà mới chỉ dừng lại ở các yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm và chất lượng vận hành.
Theo Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007, thang máy thuộc nhóm sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn (gọi là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường”. Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực nhân lực trong từng công đoạn từ lắp đặt, bảo trì bảo dưỡng cho đến sử dụng, thanh tra,… sản phẩm, dịch vụ là vô cùng cấp thiết.
70 – 75% tai nạn máy bay có nguyên nhân là yếu tố con người. Các chuyên gia trong lĩnh vực thang máy cũng cho rằng hầu hết nguyên nhân gây tai nạn thang máy là do con người. Con người ở đây có thể bao gồm: kỹ thuật viên lắp đặt, vận hành, bảo trì bảo dưỡng, kiểm định, quản lý vận hành, nhân viên cứu hộ cứu nạn, người sử dụng,…
Ngoài ra, với nguyên nhân từ máy móc, thiết bị cũng có sự liên đới đến năng lực nhân sự: doanh nghiệp sản xuất, nhà thầu (khách hàng), đơn vị cấp chứng nhận hợp quy – hợp chuẩn,…
Thang máy vốn là một thiết bị đặc thù kỹ thuật phức tạp, nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng lớn. Thiết nghĩ, nhân lực ngành thang máy cũng nên được chuẩn hóa năng lực tương tự như ngành hàng không – một ngành vận tải có nhiều nét tương đồng.
Khi nhân lực được chuẩn hóa về kỹ năng, năng lực, đây sẽ trở thành lợi thế của chính người lao động. Cùng đó, các chương trình đào tạo cũng đảm bảo sự công bằng và phát triển cho người lao động muốn phát triển bản thân. Người lao động có trình độ cao hơn, hiển nhiên có nhiều cơ hội việc làm hơn và gia tăng thu nhập của chính mình. Một tham khảo về lộ trình phát triển năng lực đi kèm trách nhiệm, quyền lợi cũng như các chương trình đào tạo phù hợp Singapore đang đề xuất nhằm thu hút nhân lực:
Ngoài ra, việc chuẩn hóa năng lực nguồn nhân lực cũng tạo điều kiện lao động gia nhập thị trường lao động quốc tế. Tiềm năng xuất khẩu nhân lực chất lượng cao ra nước ngoài là rất lớn khi các khảo sát tại Singapore, Hàn Quốc,… đều cho thấy nhân lực kỹ thuật ngành thang máy đang khan hiếm. Cùng đó, chỉ khi nhân lực đạt chuẩn trình độ quốc tế thì các doanh nghiệp nước ngoài mới có đủ niềm tin và nguồn lực sẵn có tại Việt Nam để đầu tư và khai thác.
Việc chuẩn hóa là một hình thức yêu cầu nhân lực cần đạt tới một trình độ, kỹ năng nhất định để đáp ứng yêu cầu tính chất công việc đang thực hiện. Nó có ý nghĩa thiết thực nhất với đối tượng là người lao động trực tiếp đang làm việc. Nhưng bên cạnh đó, các đối tượng của việc chuẩn hóa năng lực cần được mở rộng và truyền thông mạnh mẽ tới công chúng người sử dụng – đối tượng có nguy cơ gặp tai nạn rất cao bởi tần suất sử dụng thang máy cả tại nhà riêng và các tòa nhà.
Chỉ khi thiết lập được một bộ kỹ năng nghề hoàn chỉnh, từ đó mới có thể phát triển hệ thống quản lý, giám sát và các chương trình đào tạo nâng cao phù hợp. Khi đó, chuẩn hóa kỹ năng nghề, nâng cao năng lực cho nhân sự trong ngành, chúng ta mới có thể hạn chế tối đa rủi ro về mất an toàn lao động cũng như đảm bảo chất lượng sử dụng thiết bị.
Ngành càng mới, càng cần sớm có thiết chế quản lý nhân lực để tạo nền móng cho công nghiệp thang máy đi đúng hướng, nhanh và bền vững./.
Tài liệu tham khảo:
Thông tin mới cập nhật