Nguồn tài nguyên dần cạn kiệt, trái đất nóng lên thấy rõ, hậu quả của biến đổi khí hậu là thiên tai, dịch bệnh đã trở thành nguy cơ hiện hữu đe dọa nghiêm trọng cuộc sống con người. Trong bối cảnh đó, những giải pháp “xanh” hướng tới bảo vệ môi trường đang trở thành mục tiêu chung của toàn nhân loại.
Báo cáo được tổng hợp bởi 234 nhà khoa học từ 66 quốc gia, chỉ ra rằng ảnh hưởng của con người đã làm khí hậu nóng lên kể từ năm 1970 với tốc độ chưa từng có trong ít nhất 2.000 năm qua. Tình trạng trái đất nóng lên và môi trường ô nhiễm, bệnh dịch, thiên tai, mùa màng thất bát,…đã ảnh hưởng lâu dài tới đời sống của nhân loại. Do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên, khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Những năm gần đây, nạn cháy rừng đã thiêu rụi hàng triệu hecta rừng già trên toàn thế giới.
Tháng 2/2019, các đám cháy rừng lớn đã bùng phát ở nhiều nơi trên khắp Vườn Quốc gia Bandipur của bang Karnataka (Ấn Độ). Ước tính có khoảng 10.920 mẫu Anh đã bị cháy trong 5 ngày.
Việc trái đất tăng nhiệt còn gây ra sự tan chảy ồ ạt của các khối băng vĩnh cửu. Theo tính toán của các nhà khoa học, trong một tương lai gần, vào năm 2100, trái đất nóng thêm 5 độ C làm băng tan khiến mực nước biển dâng lên 2m. Tương lai xa hơn, 5.000 năm nữa, toàn bộ 20,8 triệu km3 băng của trái đất sẽ tan chảy, khiến nước biển dâng lên khoảng 65m, nhiều thành phố trên thế giới có thể bị xóa sổ, các đảo, quần đảo và các vùng ven biển có thể bị nhấn chìm. Khu vực bờ biển Đông Nam Á và các đảo xung quanh sẽ bị nước biển ăn sâu vào nội địa, Bangkok, TP. Hồ Chí Minh, Singapore, Manila và Hong Kong có thể bị chìm trong biển nước. Chịu chung số phận, Úc sẽ mất nhiều vùng đất duyên hải, nơi có khoảng 80% dân số sinh sống. Không chỉ có thế, hàng loạt vi khuẩn yếm khí đã “ngủ yên” trong các khối băng nay được giải phóng ra môi trường sẽ trở thành những “quả bom sinh học” gây dịch bệnh khó lường,… Vào mùa hè năm 2016, cái chết bí ẩn ập đến với một cậu bé du mục và 2.500 con tuần lộc, các bác sĩ xác định nguyên nhân do bệnh than, xuất phát từ xác những con tuần lộc rã đông đã bị nhiễm bệnh than từ 75 năm trước (năm 1941). Nhiều loại virus, vi khuẩn của các bệnh tưởng như đã vĩnh viễn bị tiêu diệt, đã được băng cực bảo quản, nay sống dậy và bắt đầu hành trình lây lan. Người ta cho rằng, bệnh đậu mùa, bệnh dịch hạch đã bị xóa sổ có thể bị giữ lại trong lớp băng vĩnh cửu. Thí nghiệm trên một virus 30.000 năm tuổi trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia, khi làm ấm nó trở lại trong phòng thí nghiệm, ngay lập tức nó sống lại…
Băng tan ở Nam Cực
Ở nước ta, trong vòng 50 năm qua khí hậu Việt Nam có những biến đổi rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm đã tăng thêm 0,7 độ C, mực nước biển dâng thêm 20cm, lũ lụt, hạn hán xảy ra ngày càng nhiều. Các chuyên gia cảnh báo, nếu nhiệt độ trên trái đất tăng thêm 2 độ C thì hàng chục triệu người ở nước ta sẽ mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập chìm trong nước biển. Thực tế hiện nay nước triều dâng đã ảnh hưỏng đáng kể tới sinh hoạt của người dân tại TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận.
Hạn hán khốc liệt ở châu Phi và nhiều nơi trên thế giới
Trong tình hình đó, cả thế giới trong đó có Việt Nam đã hành động tích cực vì biến đổi khí hậu. Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (Hội nghị COP26) tại Vương quốc Anh. Hiện có hơn 110 nước có kế hoạch cắt giảm khí thải mới vào năm 2050. Một số nước thậm chí đã rút ngắn thời hạn trong cam kết cắt giảm khí thải. Thông qua chiến dịch toàn cầu mang tên “Bussiness Ambition for 1.5 degrees Celsius” (tạm dịch Khát vọng Kinh doanh vì 1,5 độ C), hơn 340 giám đốc điều hành cam kết dẫn dắt công ty đạt được mục tiêu về khí thải để duy trì nhiệt độ của trái đất chỉ tăng 1,5 độ C trong tương lai, cũng như hướng tới trung hòa carbon trước năm 2050,…
Đồng hành cùng các giải pháp bảo vệ môi trường, người tiêu dùng hiện nay có xu hướng ủng hộ các thương hiệu, sản phẩm áp dụng các giải pháp xanh. Điều đó đồng nghĩa nếu nhà sản xuất nào không có chiến lược phát triển lâu dài, bền vững trong xu hướng bảo vệ môi trường, lấy khách hàng làm gốc thì tất yếu sẽ sớm bị đào thải. Sự tụt hậu nếu không tham gia trong xu thế phát triển đồng hành với bảo vệ môi trường là hệ quả thấy rõ đối với nhiều nhà sản xuất trên thế giới và trong nước. Chỉ có những sản phẩm đủ tầm, có chiến lược phát triển phù hợp, nhân văn mới có thể tồn tại.
Những cỗ máy sử dụng nguồn nguyên vật liệu từ kim loại, nhiên liệu điện, xăng, dầu,… thì sẽ có nhiều tác động đến môi trường. Ước tính hiện nay, thang máy tiêu tốn khoảng 4% năng lượng được sản xuất trên toàn cầu, tương đương 2 lần toàn bộ năng lượng sản xuất trong 1 năm của Nga và Nhật Bản cộng lại! Trung bình mỗi chiếc thang máy tiêu tốn khoảng 10% lượng điện của một tòa nhà. Chính bởi thế, các nhà sản xuất thang máy đều đang nỗ lực cải tiến từng bước nhằm cắt giảm nguyên vật liệu cũng như nguồn năng lượng tiêu thụ mà vẫn đảm bảo độ an toàn trong vận hành.
Công nghệ Inverter được sử dụng phổ biến trong nhiều loại thiết bị điện dân dụng, trong đó có thang máy, giúp kiểm soát công suất của thiết bị nhằm tránh hao phí năng lượng. Việc sử dụng năng lượng mặt trời cũng đang được các hãng thang máy trên thế giới nghiên cứu áp dụng vào sản phẩm. Được biết, hiện đã có mẫu thang máy dùng kết hợp năng lượng mặt trời và điện lưới tiết kiệm được trên 45% điện năng tiêu thụ so với thang máy dùng điện lưới thông thường.
Một số nhà sản xuất thang máy đã sử dụng con lăn làm thiết bị dẫn hướng, sẽ góp phần giảm tác động đến môi trường thông qua việc các bộ phận sử dụng dầu nhớt bôi trơn được giảm bớt và thay thế bởi bánh xe cao su tuổi thọ dài hơn. Giải pháp khác là tái sinh năng lượng từ các động cơ thang máy. Khi thang di chuyển xuống thì tải trọng cabin hoàn toàn có thể làm chuyển động một máy phát điện. Điện năng được tạo ra trong quá trình buồng thang di chuyển sẽ được truyền trở lại vào mạng điện trong tòa nhà. So với loại thang máy không lắp thiết bị bộ chuyển đổi tái sinh, hệ thống mới tiết kiệm năng lượng lên đến 35%.
Một giải pháp nữa được áp dụng hướng đến bảo vệ môi trường là dùng đèn LED không sử dụng thủy ngân. Đồng thời, mối hàn linh kiện không có chì được sử dụng trên các bảng mạch in và dây gắn. Các nhà sản xuất thang máy còn tìm cách giảm tiếng ồn của thang, lập trình công tắc tắt mở tự động cho điều hòa, đèn, quạt thông gió,… cho cabin để tiết kiệm điện.
Nhiều nhà sản xuất và kinh doanh thang máy đã hướng tới đặt lợi ích cộng đồng trên hết, hưởng ứng giải pháp sống xanh đang trở thanh xu hướng của thế giới hiện đại. Điển hình của “làn sóng xanh” thang máy là một nhà sản xuất nổi tiếng tới từ châu Âu. Ra đời từ những năm 60 của thế kỷ trước tại Tây Ban Nha và phát triển cho đến ngày nay, thương hiệu Orona thu hút hơn 200 nhà phân phối trên thế giới với hơn 250.000 thang máy đã được sản xuất vào năm 2017.
Orona đã trở thành thương hiệu thang máy đầu tiên trên thế giới được chứng nhận tuân thủ tiêu chuẩn Ecodesign ISO – 14006 (Hệ thống quản lý môi trường – Hướng dẫn kết hợp thiết kế sinh thái, là một tiêu chuẩn quốc tế quy định các hướng dẫn để giúp các tổ chức thiết lập, lập hồ sơ, thực hiện, duy trì và liên tục cải tiến việc quản lý thiết kế sinh thái của họ như một phần của hệ thống quản lý môi trường). Đây có thể coi là một bước nhảy vọt trong hành trình “xanh” của ngành thang máy.
Một số mẫu thang máy Orona
Trong xu thế đó, Orona đã xây dựng một chiến lược phát triển hiện đại, nhân văn và trên hết là hướng tới lợi ích cộng đồng. Bởi thế từ lĩnh vực quản trị, sản xuất, dịch vụ,… nhà sản xuất này đều đạt các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Chẳng hạn tất cả các trung tâm làm việc của Orona tại Tây Ban Nha đã nhận được chứng nhận ISO 14001 (chứng nhận đạt các tiêu chí cho hệ thống quản lý môi trường hiệu quả). Từ chiến lược phát triển đó, thang máy Orona được sản xuất với tất cả các công đoạn từ nguyên liệu, sản xuất, vận chuyển, sử dụng cho đến cuối vòng đời sản phẩm đều được cân nhắc mức độ ảnh hưởng tới môi trường, phải đạt tiêu chuẩn sử dụng về môi trường xanh. Thang máy Orona có hệ thống vi xử lý thông minh kết nối trực tiếp với trung tâm quản lý vận hành tại Tây Ban Nha từ đó có thể hướng dẫn và xử lý kỹ thuật thông qua Internet,… Những giải pháp xanh được Orona áp dụng cho thang máy đã góp phần trước hết giảm mức độ tiêu thụ năng lượng của sản phẩm, kế đó là giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường. Về lâu dài, chiến lược phát triển xanh của Orona hướng tới xây dựng một thương hiệu có trách nhiệm toàn diện với cộng đồng, khởi tạo một xu hướng phát triển tích cực, một “cuộc chạy đua” bảo vệ môi trường mà ai không tham gia sẽ bị tụt hậu, sẽ bị đào thải.
Bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một vấn đề vô cùng cấp bách, cần ngay những giải pháp toàn cầu, toàn diện, hiệu quả và thiết thực với người dân. Trong xu thế đó, mỗi bước tiến của công nghệ đều không nằm ngoài mục tiêu này. Áp dụng toàn diện các giải pháp thân thiện môi trường đã trở thành chiến lược phát triển cấp bách, sống còn của các doanh nghiệp trong sản xuất, tiếp thị sản phẩm và ngành thang máy cũng không thể đứng ngoài.
Vũ Phượng
Thông tin mới cập nhật
DanielChumn
Fine news for all us