TCTM – Trước đây, thiết kế nội thất là một công việc xa xỉ thì giờ đây nó đã trở nên gần gũi và là một phần của cuộc sống. Điều này là do xu hướng tiếp cận thiết kế hiện đại vừa nhằm mang lại tính thẩm mỹ, vừa thiết thực. Ý là quốc gia dẫn đầu xu hướng chuyển đổi này.
Điều này cũng xảy ra tương tự đối với ngành thang máy. Vào cuối những năm 1990, tập đoàn IGV, nhờ có sự cộng tác với hai kiến trúc sư Alberto Salvati và Ambrogio Tresoldi đã thiết lập được mối quan hệ mật thiết giữa kiến trúc, thiết kế và thang máy. Họ là những người tiên phong, đã làm việc với các dự án của Tập đoàn IGV – Milan – Ý (dòng thang máy có mặt tại GamaLift), để sáng tạo ra những thang máy đầu tiên được trang bị “bộ cánh tinh tế”. Thang máy lúc đó được đặt ở các tư gia như một vật thể thiết kế thực sự thay vì đơn giản là phương tiện vận chuyển.
Sau đó đến kiến trúc sư Giugiaro, một nhà thiết kế nổi tiếng thế giới đã thiết kế bảng gọi cảm ứng và hệ thống đèn cải tiến trong sản phẩm thang máy gia đình. Những “cảm hứng” đặc biệt này đã tạo ra những sản phẩm tuyệt vời.
Hay nói đến “Swarovski” – Model thang máy gắn đá quý đã tạo cho sản phẩm thang máy gia đình một sự quyến rũ đặc biệt với người dùng cao cấp trên thế giới.
Năm 2016, IGV tiếp tục trên con đường thiết kế với mong muốn tạo nên một thứ gì đó thật sự xuất sắc. Kiến trúc sư Salvati, được hỗ trợ bởi Claudia Gobbi, thiết kế một “gương mặt khác” cho thang máy gia đình, trang hoàng cho vách trong cabin với một vài các tác phẩm nghệ thuật vĩ đại nhất trên thế giới, tạo ra “Art Line” (Dòng mỹ thuật): bao gồm tác phẩm “Nụ hôn” của Hayez hợp tác với Brera Academy và gần đây nhất là The Brera Academy.
“Bởi vì từ sau chiến tranh, Ý đã cố gắng để thoát khỏi sự áp đảo của Mỹ: Thiết kế quan tâm nhiều đến người dùng cuối chứ không phải là người mua (đại lý trung gian). Các công ty đã cố gắng để dự đoán nhu cầu và mong muốn của người sử dụng.
Để rõ hơn điều này hãy xem ví dụ sau ở Mỹ. Để giới thiệu một sản phẩm đèn chiếu sáng ra thị trường, họ phải thực hiện nhiều nghiên cứu và khảo sát. Thông thường, những phản hồi sẽ dựa trên trải nghiệm về những chiếc đèn có sẵn trên thị trường. Và rất có khả năng, người ta sẽ phải thiết kế lại nếu phản hồi không tốt và theo cách này thì sáng tạo không có cơ hội phát triển.
Còn ở Ý thì họ “dám” làm nhiều thứ hơn. Như, Achille Castiglioni đã thiết kế những chiếc đèn sàn uốn cong để chiếu sáng bàn vào những năm 60 của thế kỷ trước. Một cuộc cách mạng đúng nghĩa.
Nếu thực hiện nghiên cứu, người ta thường không nghĩ đến giải pháp này. Để chiếu sáng một cái bàn, giải pháp đèn treo trên trần thường được cho là khả thi nhất. Nhưng thay vì như vậy, những ý tưởng chiếu sáng “khác biệt” như đèn uốn cong chẳng hạn đã tạo ra những “kiến trúc mới” cho không gian nhà.
Nó có liên quan bởi vì nó là điều chưa từng xuất hiện trước đây. Công ty Piaggio là một ví dụ chẳng hạn. Kĩ sư Corradino Ascanio đã lấy bộ khởi động từ một chiếc máy bay (bỏ lại sau chiến tranh) và che nó bằng tấm ván. Vespa được ra đời như thế.
Và đến ngày nay, xe máy đã trở thành một phần của văn hóa Ý.
Nói ngắn gọn là thiết kế Ý hiện nay đang ở vị trí gắn kết chức năng và thẩm mỹ của sản phẩm lại cùng nhau để sản phẩm công nghệ “mang chất thơ”. Kiến trúc ngày nay phải cân nhắc đến tinh thần và sức khỏe của con người.
Điều này ảnh hưởng đến thiết kế thang máy gia đình: Thang máy phải được thiết kế sao cho tăng sự thoải mái mà không ảnh hưởng đến tính an toàn. Xóa bỏ các rào cản về kiến trúc mà không phá hỏng không gian. Trở thành một thứ cần thiết mà không ảnh hưởng đến ví tiền người tiêu dùng.
Đặc điểm chung giữa thang máy và tủ lạnh là chúng đều vận hành dựa trên nguồn điện của gia đình và chiếm một khoảng không gian tương đương nhau. Trước đây, chúng đều là những thứ xa xỉ.
Ở các biệt thự vào khoảng thế kỉ mười sáu, có những bồn chứa dưới đất với đá để bảo quản thực phẩm. Sau đó thì con người đã mua những khối đá lớn để “ướp lạnh” đồ ăn thức uống. Cuối cùng thì tủ lạnh ra đời và trở thành thiết bị không thể thiếu của mỗi gia đình.
Ban đầu, tủ lạnh là một thiết bị mới, trắng, đẹp đẽ và hơi bí ẩn. Sau đó người ta bắt đầu “giấu” đi. Tới thập kỷ 80 thì tủ lạnh được tích hợp với tủ bếp và được ngụy trang để không lộ ra. Ngày nay thì ngược lại, tủ lạnh lại được xuất hiện nổi bật trở lại. Khách hàng thích tủ lạnh to, tròn. Thậm chí có những người thích nó có các màu xanh, đỏ hay vàng neon. Người ta thường cá nhân hóa nó để có một nét cá nhân của riêng họ.
Chúng tôi chắn chắn là có. Thang máy từ lâu đã trở thành một biểu tượng của địa vị, một vật xa xỉ mà chỉ những người giàu có mới có thể sở hữu.
Ngày nay, sẽ rất sớm thôi, thang máy gia đình sẽ được coi là một thiết bị không đắt tiền, êm ái, an toàn, với công nghệ tiên tiến, dễ dàng sử dụng, có thể trở thành một phần của nội thất.
Một thế giới mới được mở ra. Thang máy không còn là một thiết bị công cộng nữa, mà là một thiết bị có giá trị. Tính thẩm mỹ đóng một vai trò cơ bản: một vài người sẽ phủ thang bằng gương, một vài người dùng vật liệu gỗ, ai đó sẽ chọn thang kính, người khác sẽ muốn một ngôi đền Hi Lạp với các cột hoặc thậm chí thang máy “mang tính tương lai” như một tàu vũ trụ.
Mỗi người sẽ cá nhân hóa thang máy của mình.
Cũng sẽ gần như thế. Điều đó sẽ mở ra những khả năng mới trong thị trường, ảnh hưởng nhiều đến kiến trúc, đến thiết kế. Các ngôi nhà cao tầng sẽ được xây dựng lại. Những tầng lửng sẽ được tạo ra. Giải pháp duplex, triplex mới mà trước đây không thể tưởng tượng được, sẽ được hình thành. Đây mới chỉ là khởi đầu của một thời đại mới!
Hà My
Thiết kế: Trần Trung
Thông tin mới cập nhật