TCTM – Dân số trái đất tăng trưởng, đồng nghĩa với mật độ sống ngày một dày đặc và hướng phát triển đô thị theo chiều dọc là bắt buộc. Điều này đồng nghĩa với việc các tòa nhà siêu cao tầng sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Nhưng nếu xảy ra sự cố, việc sử dụng thang bộ để thoát hiểm liệu có đảm bảo an toàn hay chúng ta cần nghĩ tới việc bổ sung thang máy cứu hộ trong trường hợp khẩn cấp?
Các tiêu chuẩn về thang máy tại các tòa nhà cao tầng và chức năng trong trường hợp khẩn cấp (hỏa hoạn, động đất,…) được quy định tại Điều 62 và Điều 63 của “Quy định về Phòng cháy chữa cháy tòa nhà” (Regulation on Protection of Buildings from Fire – được ban hành bởi Thổ Nhĩ Kỳ, bổ sung tháng 11/2021). Đây có thể là một tham khảo để xây dựng các kịch bản ứng phó thiên tai với chức năng của thang máy tại các tòa nhà siêu cao.
(1) Thang máy được thiết lập để đảm bảo rằng các đội cứu hỏa di chuyển được đến các tầng để thực hiện các quy trình cứu hộ cần thiết và sơ tán người tàn tật. Nó phải được kiểm soát bởi các đội cứu hộ trong trường hợp hỏa hoạn hoặc khẩn cấp.
(2) Đối với những công trình có chiều cao xây dựng trên 51,5 m, phải bố trí ít nhất 1 thang máy làm thang máy thoát hiểm để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
(3) Thang máy khẩn cấp phải có diện tích cabin ít nhất 1,8 m², tốc độ đảm bảo nó di chuyển từ tầng trệt đến tầng cao nhất trong 1 phút. Trong trường hợp khẩn cấp, nó phải được kết nối với một máy phát điện khẩn cấp sẽ tự động kích hoạt và duy trì trạng thái hoạt động trong tối thiểu 60 phút.
Theo các điều khoản này, thang máy tải khách và thang máy khẩn cấp có công suất phù hợp với ước tính lưu lượng đối với từng tòa nhà cao tầng. Các tình huống khẩn cấp cho các tòa nhà cũng phải được lập kịch bản và được thử nghiệm.
Nếu nhận được báo động dưới dạng tín hiệu báo cháy, “kịch bản cháy” được kích hoạt ngay lập tức. Sẽ có một số điểm tầng được mặc định chọn là tầng cứu hộ, là nơi tập trung để thoát hiểm. Sau đó, thang cứu hộ sẽ mặc định đưa người về tầng trệt (tầng 0).
Trong các tình huống đặc biệt khác, thang máy sẽ di chuyển đến điểm dừng thay thế đã được thiết lập trước bất kể tác động của lửa có đến thang máy hay không. Tầng thoát hiểm thay thế được đặt là Tầng 1.
Hoặc dựa trên những tín hiệu cảnh báo của hệ thống cứu hỏa trong tòa nhà, thang máy sẽ dừng ở điểm dừng tầng gần nhất.
Cảm biến động đất được lắp đặt sẽ tự động phát tín hiệu cảnh báo. Nếu thang máy đang chuyển động nhận được tín hiệu động đất, chúng sẽ di chuyển đến tầng gần nhất theo hướng chuyển động của chúng và sơ tán hành khách bằng cách mở cửa. Các thang máy khác ở chế độ không tải tiếp tục chờ với cửa mở để sẵn sàng cứu hộ khách.
“Lập trình” kịch bản sơ tán trong trường hợp khẩn cấp
Có một số giả định tình huống thực tế có thể xảy ra nhằm xây dựng các quy định và giải pháp phòng ngừa rủi ro cho con người trong các tòa nhà cao tầng.
1. Cầu thang: Trong tình huống khẩn cấp, việc sơ tán có thể thực hiện bằng cách sử dụng cầu thang bộ thoát hiểm có hệ thống điều áp.
Tuy nhiên, cách này khó thực hiện được tại các tòa nhà cao tầng với số tầng khoảng 40 – 50, thậm chí là cao hơn thế, đặc biệt là trong trạng thái hoảng loạn. Ngay cả những người trẻ tuổi khỏe mạnh cũng gặp khó khăn chứ chưa nói đến người già và trẻ nhỏ. Và nếu có thể leo thang bộ được, thời gian cũng là quá lớn dẫn tới nguy cơ mất an toàn.
2. Chữa cháy: Trong trường hợp hỏa hoạn, các đội cứu hỏa hoặc nhân viên cứu hỏa có thể ứng phó với đám cháy bằng cách sử dụng thang máy khẩn cấp trong khi mọi người được sơ tán bằng cầu thang bộ thoát hiểm trong thời gian chờ đợi. Giếng thang máy và mặt trước của cửa tầng được điều áp tự động và quá trình sơ tán tiếp tục diễn ra an toàn do cửa của thang bộ thoát hiểm được sản xuất chống cháy.
Việc sơ tán những người già, người tàn tật và bệnh tật đang mắc kẹt ở các tầng cao hơn trong trận hỏa hoạn trở thành một vấn đề nan giải. Nếu chỉ có một thang máy khẩn cấp, năng lực thực hiện hoạt động ứng phó bị hạn chế và không thể thực hiện các hành động cần thiết để sơ tán.
3. Động đất: Tất cả các thang máy phải đi đến tầng gần nhất, mở cửa và được ngắt trong trường hợp động đất, đề đề phòng tình huống kẹt cabin thang máy.
Sau khi động đất xảy ra, rất nhiều thang máy sẽ gặp trục trặc. Khi đó, các đơn vị bảo trì sẽ không thể tiếp cận đồng thời tất cả thang máy để xử lý ngay lập tức, và có thể có những trường hợp kẹt thang máy nguy cấp hơn. Khi đó, những tòa nhà cao tầng sẽ cô lập người sống trên các tầng cao. Thang máy khẩn cấp được bổ sung trong các tình huống này là vô cùng cần thiết, tất nhiên là sau khi người vận hành thang máy đã kiểm tra hoạt động của thang được đảm bảo.
Ban quản lý tòa nhà nên xem xét lại các tình huống khẩn cấp sau khi các sự cố xảy ra với các tòa nhà.
Nguồn năng lượng bổ sung được cung cấp cho thang máy thông qua máy phát điện sẽ được kích hoạt trong thời gian cắt điện trong tòa nhà. Hệ thống chữa cháy và thang máy khẩn cấp được cung cấp thông qua một đường năng lượng bổ sung độc lập với đường dây chính. Việc này sẽ đảm bảo hoạt động của hệ thống thang máy thông thường và cả thang máy khẩn cấp, nhằm đảm bảo việc di chuyển trong tòa nhà sẽ hoàn toàn không bị gián đoạn.
Ngoài ra cũng cần tính toán đến nguy cơ sét đánh. Hệ thống chống sét lan truyền phải được kiểm soát định kỳ. Bộ chống sét lan truyền được sử dụng để bảo vệ hệ thống điện chống lại quá điện áp.
Cần có ít nhất một thang máy khẩn cấp chống cháy, được điều áp tốt và có thể được điều khiển thông qua công tắc của người vận hành. Bằng cách này, lính cứu hỏa sẽ có thể ứng phó với đám cháy và thực hiện việc sơ tán trong tầm kiểm soát của họ khi cần thiết.
Thứ nhất, thang máy trong vùng địa chấn phải đáp ứng các điều khoản của “TS EN 81-77 Thang máy – Quy tắc an toàn cho việc xây dựng và lắp đặt – Ứng dụng cụ thể cho thang máy chở người và chở hàng – Phần 77: Thang máy chịu điều kiện địa chấn” (Tiêu chuẩn Châu Âu EN ban hành và bổ sung tháng 6/2022).
Các biện pháp như vậy không đòi hỏi nhiều chi phí nhưng sẽ mang lại hiệu quả trong tình huống khẩn cấp như động đất, hỏa hoạn.
Do đó, ít nhất hai trong số các thang máy phải được thiết lập để có thể hoạt động như dự phòng ứng cứu sự cố.
Tác động của động đất có thể khác nhau trong các tòa nhà. Theo nghiên cứu thực tế, phần dưới của tòa nhà hầu như không bị tác động trong khi phần trên có thể lắc lư nhiều hơn. Điều này làm tăng khả năng cabin bị chệch khỏi ray dẫn hướng. Do đó, chúng cần phải được kiểm tra ngay sau sự cố.
Cũng cần đảm bảo rằng giếng thang không có vật cản nào, hoạt động kiểm tra này cũng nên được thực hiện nếu có sửa chữa trong giếng thang.
Việc có hai thang máy có thể ứng phó trong các tình huống như thương tích hoặc hỏa hoạn sẽ tạo niềm tin cho cư dân của tòa nhà.
Giới hạn nhà cao tầng có thể bắt đầu từ 30 m đến 80 m và dựa trên khả năng tiếp cận công trình của đơn vị cứu hỏa. Trong hình dưới đây, có thể thấy xe cứu hỏa chỉ có thể ứng phó với sự cố từ xa do không thể tiếp cận tòa nhà.
Ảnh: Yazcan Ölmez, M.Fatih Arıcan, Pelin İspir Eserol, Serdar Tavaslıoğlu
Những tòa nhà cao hơn giới hạn xây dựng cao tầng nên được phân loại là “tòa nhà siêu cao tầng” và có thể thực hiện các biện pháp bổ sung. Việc kiểm tra các tòa nhà siêu cao tầng và mức độ hiệu quả của các biện pháp cũng cần được kiểm tra hằng năm./.
(Theo Elevator World)
Nguyên Minh
Thông tin mới cập nhật
NgocYen Dang
Nếu làm được thang máy riêng cho việc thoát hiểm nhanh khi cháy nổ trong chung cư/tòa nhà cao tầng thì rất hay.
Cần phải có sự quan tâm của các cơ quan hữu trách, Liên Bộ và các văn bản,…
Mong cho vấn đề thành sự thật.