“Phố nghèo xưa, mái ngói nghèo xưa/Ngoài ga cũ tiếng còi xa buồn/Phố mờ sương, mái ngói mờ sương” trong giọng hát da diết của Trần Thu Hà đã lui vào dĩ vãng. Những “phố nghèo” nay đã trở thành vùng sầm uất nhất Thủ đô vẫn với nhà nhỏ, phố nhỏ trong một danh xưng mới – phố cổ.
Người phố cổ gắn bó với phố cổ cho tới nay có lẽ chính bởi yếu tố “cổ”, mà rời đi có lẽ cũng bởi yếu tố ấy. Nếp sống thân quen không đủ sức nặng so với những chật hẹp, những vất vả phải leo lên thang bộ nhỏ hẹp trong những căn nhà cũ. Chính bởi thế không ít người đành lựa chọn “di cư” đến khu vực khác tiện ích hơn với nỗi buồn tiếc.
Nhưng vẫn còn những người muốn gắn bó loay hoay đi tìm giải pháp cho bài toán hóc búa về diện tích và tiện nghi. Người sinh ra thêm chứ đất không thêm, đất nhỏ hẹp và nhà cố hữu trong quy định không phá dỡ, xây dựng lại nhằm bảo tồn cảnh quan và văn hóa. Chỉ có lựa chọn hạn hẹp là xây thêm tầng để gia tăng diện tích sử dụng trong giới hạn cấp phép của chính quyền.
Nhưng xây cao rồi nhà lại có người già trẻ nhỏ, leo thang bộ lên xuống mỗi ngày vài bận cũng đủ nhức mỏi chân tay, ấy là còn chưa tính đến những rủi ro tai nạn với thang bộ cao và nhỏ hẹp. Một giải pháp được đánh giá có thể giải quyết được những khó khăn ấy chính là thang máy.
Nghĩ là nghĩ vậy, nhưng muốn “hại điện” cũng hãy còn gian nan. Thang máy có thể giải quyết được những vấn đề khúc mắc hiện tại nhưng nếu muốn lắp đặt thì lại khởi lên những nan giải khác.
Đa số các dòng thang máy trên thị trường đều yêu cầu đào sâu nền móng, cơi nới thêm phòng máy trên cùng, không gian lắp đặt phải phụ thuộc kích thước sản xuất,… rất phức tạp và nghe qua đã thấy khó có thể đáp ứng trong điều kiện nhà phố cổ.
“Trời cao không phụ kẻ có lòng”, người có lòng muốn gắn bó với nơi chốn gắn bó bao đời, người có lòng gìn giữ nề nếp cũ trong dòng chảy thời gian tự khắc cũng sẽ tìm ra cách.
Chúng tôi đã đi tới những nhà phố đặc biệt, nơi tạo nên sự ngạc nhiên bởi vẫn lưu giữ được nét xưa mà lại có thêm chiếc thang máy hiện đại.
Chị Nguyễn Bảo Ngọc (phố Cổ Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sau nhiều cố gắng tìm kiếm một dòng thang máy phù hợp với căn nhà năm tầng chật hẹp vui mừng khôn xiết khi được tư vấn đến giải pháp thang máy nhỏ gọn, an toàn.
“Kích thước của chiếc thang máy siêu nhỏ này đúng là giải pháp hoàn hảo cho nhà phố chật hẹp của chúng tôi, khi không gian phải tính bằng mét khối quý giá”, chị Ngọc mừng rỡ chia sẻ.
Chỉ cần đào thêm một hàng gạch, không cần cơi nới, ứng dụng được với hầu hết các ngôi nhà. Chính những yếu tố giản lược về các yêu cầu diện tích và quy cách thi công này đã khiến dòng thang máy nhỏ gọn này được lựa chọn phổ biến trong các gia đình tại khu vực phố cổ chật hẹp.
Khách đến chơi nhà vẫn thường tấm tắc khen và chia sẻ niềm vui cùng ông Lưu Đình Tú (Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội) vốn là một người sử dụng xe lăn đã tìm được một chiếc thang máy dùng động cơ thủy lực không cần đào sâu hố pit. Ông Tú cũng cho biết sự băn khoăn khi tìm kiếm một chiếc thang máy cho gia đình: “Do điều kiện gia đình có người già và người tàn tật nên việc lựa chọn thang của chúng tôi rất khắt khe, đặc biệt là vấn đề an toàn.”
Đúng như câu nói xa xưa, “của thế gian đãi người ngoan thiên hạ”, người có lòng liền tìm kiếm được những giải pháp phù hợp với mong muốn của mình.
Phố cổ nay không chỉ là nơi an cư lạc nghiệp của những con người gắn bó với nó bao năm bao đời mà còn trở thành một “khu di sản”. Những khối kiến trúc đặc sắc, nét cũ xưa vương trên từng con phố lưu luyến mỗi dấu chân qua lại. Người đã dời đi cũng như người xa lạ với miền đất Thủ đô có dịp ghé qua đều muốn ghé thăm.
“Manh áo” cổ phong, trầm mặc vẫn còn nguyên nét đẹp Hà Nội xưa, nhưng lối sống của con người đã bắt đua với nhịp đổi thay của đời sống, không thể mãi bị kìm kẹp trong những vách tường xưa mà chững lại.
Nhà không chỉ là nơi an cư, nhà ở phố còn có thể là nơi lập nghiệp. Những hộ kinh doanh, những khách sạn, showroom,… lựa chọn mặt tiền phố xá cũng dần tìm kiếm được giải pháp thang máy phù hợp cho mình.
“Kinh doanh dịch vụ khách sạn ở phố cổ, điểm khiến tôi băn khoăn nhất là làm sao chọn lựa được thang máy vừa đảm bảo an toàn, vừa có thiết kế đẹp mắt mà vẫn đáp ứng được điều kiện diện tích chật hẹp. Chỉ đến khi biết đến và lắp đặt thang máy đặc biệt này, tôi mới hoàn toàn yên tâm.” – Bà Nguyễn Thị Mai – chủ một khách sạn ở Cầu Gỗ, Hoàn Kiếm hài lòng chia sẻ về chiếc thang máy chất liệu kính trong suốt sang trọng nhưng không chiếm diện tích, luôn khiến khách hàng hài lòng khi được chiêm ngưỡng toàn bộ kiến trúc khách sạn trong khi di chuyển bằng thang máy.
Những giải pháp đó phần nào đã giúp Hà Nội trở thành một điểm đến khác biệt giữa hàng loạt đô thị phồn hoa trên thế giới. “Phố nghèo” nay đã đổi mình để hòa nhập với lối sống sôi động, tiện nghi của thời hiện đại nhưng vẫn giữ nguyên manh áo cổ kính mang nề nếp cũ, mang văn hóa, mang tinh hoa phong thái ngàn năm của miền kinh kỳ.
Hiên Huyền
Thông tin mới cập nhật
Bạn đọc
Hà Nội ngày xưa có phố nhỏ nhà nhỏ đâu ạ