[INFOGRAPHIC] Tổng quan hệ thống công nhận kết quả thử nghiệm, chứng nhận quốc tế
[INFOGRAPHIC] Tổng quan hệ thống công nhận kết quả thử nghiệm, chứng nhận quốc tế
TCTM – Trong thương mại toàn cầu, một kết quả thử nghiệm hay chứng nhận chỉ có giá trị khi được công nhận rộng rãi giữa các quốc gia/khu vực. Điều này được đảm bảo thông qua một hệ thống công nhận quốc tế chặt chẽ, dựa trên các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA/MLA– Mutual Recognition Arrangements/ Multilateral Recognition Arrangement) giữa các tổ chức công nhận như ILAC, IAF, APAC…
TCTM - Trong thương mại toàn cầu, một kết quả thử nghiệm hay chứng nhận chỉ có giá trị khi được công nhận rộng rãi giữa các quốc gia/khu vực. Điều này được đảm bảo thông qua một hệ thống công nhận quốc tế chặt chẽ, dựa trên các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA/MLA - Mutual Recognition Arrangements/ Multilateral Recognition Arrangement) giữa các tổ chức công nhận như ILAC, IAF, APAC…
Thông tư số 13/2024/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã chính thức bãi bỏ việc chấp nhận kết quả thử nghiệm từ phòng thử nghiệm nước ngoài làm cơ sở cấp chứng nhận hợp quy, bao gồm thang máy và các thiết bị an toàn thang máy.
Để xác minh kết quả thử nghiệm thang máy và thiết bị của mình có được công nhận quốc tế hay không, trong quá trình tìm hiểu, không ít đơn vị còn lúng túng trước hệ thống công nhận quốc tế phức tạp, chưa rõ mối liên hệ giữa các cấp tổ chức từ quốc tế đến khu vực và quốc gia, cũng như cách xác định một kết quả thử nghiệm có thực sự được công nhận hay không.