TCTM – Bài viết này cung cấp tới độc giả cách thức nhận biết một kết quả thử nghiệm thang máy có được công nhận quốc tế thông qua các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA/MLA) hay không.
Không phải phòng thử nghiệm hay kết quả thử nghiệm thang máy nào cũng đều có giá trị toàn cầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp cùng các cơ quan đánh giá sự phù hợp xác định kết quả thử nghiệm thang máy có được công nhận quốc tế thông qua thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA/MLA – Mutual Recognition Arrangements/ Multilateral Recognition Arrangement) của các tổ chức công nhận quốc tế hay không.
Lưu ý, đối với thử nghiệm thang máy và thiết bị an toàn thang máy cần phải đạt chứng nhận hoàn toàn tương thích theo Tiêu chuẩn TCVN 6396 hoặc Tiêu chuẩn EN 81. Với các tiêu chuẩn khác (chẳng hạn như của Nhật Bản, Mỹ,…), các chuyên gia phải nghiên cứu, đánh giá sự tương thích của các tiêu chuẩn này với các quy định tại TCVN 6396 và EN 81.
Bài viết được bố cục thành ba phần:
Phần 1: Các điều kiện cần thiết để một kết quả thử nghiệm được thừa nhận quốc tế
Phần 2: Quy trình xác định thông qua kết quả thử nghiệm thang máy
Phần 3: Ví dụ cụ thể trường hợp kết quả thử nghiệm thang máy không được đóng dấu ILAC MRA/IAF MLA (*) có được công nhận quốc tế hay không?
(*) ILAC MRA – Thỏa thuận hợp tác công nhận lẫn nhau của Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Quốc tế (ILAC)
IAF MLA – Thỏa thuận hợp tác công nhận đa phương của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF)
Tháo gỡ vướng mắc về thử nghiệm thiết bị thang máy tại Việt Nam
Thông tin mới cập nhật