Bộ ISO 8100-32:2020 là một tiêu chuẩn ISO toàn cầu đầu tiên quy định về lập kế hoạch và lựa chọn thang máy cho các tòa nhà. Tiêu chuẩn này có thể sử dụng để đánh giá các yêu cầu vận hành trong tòa nhà và lựa chọn cấu hình thang máy thích hợp. Các kiến trúc sư và các nhà quy hoạch có thể dựa vào tiêu chuẩn ISO 8100-32:2020 để lên thiết kế tổng thể và bản vẽ vận hành thang.
Tiêu chuẩn này được áp dụng trên toàn cầu dựa trên sự đồng thuận về ISO của 28 quốc gia đã tham gia Ủy ban Kỹ thuật ISO/TC 178. Với việc áp dụng đồng bộ này, khách hàng Việt Nam có thể tham khảo coi đây là một tiêu chuẩn ứng dụng với các sản phẩm thang máy nhập khẩu. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất thang máy nội địa cũng có thể tham khảo ứng dụng nhằm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế với mục tiêu xuất khẩu toàn cầu.
Dưới đây là phần hướng dẫn của ISO 8100-32:2020 được chia sẻ bởi Tiến sĩ Gina Barney – CEng (Chartered Engineer), Thành viên của Học viện Kỹ sư Điện, Thành viên danh dự của Hiệp hội Kỹ sư chuyên nghiệp quốc tế CIBSE:
Bộ ISO 8100-32:2020 “Lập kế hoạch và lựa chọn thang máy tải khách để lắp đặt trong các tòa nhà văn phòng, khách sạn và nhà ở” là một tiêu chuẩn đã được công bố và đưa vào sử dụng.
Tiêu chuẩn ISO 8100-32:2020 nhằm mục đích cung cấp một cách tiếp cận đơn giản, dễ sử dụng, được tiêu chuẩn hóa trong việc lựa chọn lắp đặt thang máy để đáp ứng nhu cầu của những người không phải là chuyên gia. Nhóm kỹ sư thang máy của Hiệp hội Kỹ sư chuyên nghiệp quốc tế đảm bảo người đọc mà phần lớn không phải là chuyên gia, có thể sử dụng tiêu chuẩn này.
1. Ký hiệu truyền thống (như được ghi trong CIBSE Hướng dẫn D 2020 của Hiệp hội Kỹ sư chuyên nghiệp quốc tế CIBSE và các nơi khác) nên được sử dụng trong các báo cáo để đảm bảo tính liên tục và dễ hiểu.
2. Việc lựa chọn công suất định mức dựa trên không gian chiếm dụng của hành khách P và được xác định bằng cách tham khảo EN 81-20:2020, Bảng 6.
3. Phương pháp tính toán trong ISO 8100-32:2020 nên được sử dụng và luôn phải được sử dụng trước bất kỳ mô phỏng mới nào.
4. Phương pháp mô phỏng trong ISO 8100-32:2020 KHÔNG được sử dụng riêng biệt để đưa ra lựa chọn cuối cùng về việc lắp đặt thang máy, nhưng nó có thể cung cấp một số thông tin chi tiết cho một đề xuất.
5. Các nhà thiết kế thực hiện phân tích độ nhạy để xác định các điểm giới hạn của thiết kế.
6. Sau khi chạy Mô phỏng ISO để xác định thiết kế gần đúng, các nhà thiết kế nên tiến hành kiểm tra thêm bằng cách sử dụng các mẫu trong thực tế.
7. Người thiết kế nên xem xét thêm dữ liệu để làm căn cứ đưa ra quyết định.
8. Các biểu đồ được cung cấp trong ISO 8100-32:2020 KHÔNG được sử dụng để đưa ra lựa chọn cuối cùng về việc lắp đặt thang máy, nhưng chúng có thể đưa ra chỉ dẫn cơ bản cho các thông số xác định dựa trên mỗi biểu đồ.
9. Sử dụng bảng tính thực hiện tính toán các thông số sẽ dễ dàng, thuận tiện và chính xác (hoặc ứng dụng trên điện thoại).
Phạm vi nêu rõ tiêu chuẩn bao gồm những gì (tám mục) và không bao gồm những gì (chín mục). Người đọc nên nghiên cứu kỹ phạm vi để xác nhận khả năng áp dụng cho nhiệm vụ của họ.
Có hai tài liệu tham khảo quy chuẩn. Có một mục lục tham khảo bao gồm 6 đầu mục.
Có 41 định nghĩa. Những định nghĩa này có thể mâu thuẫn với các định nghĩa đã được công bố ở tài liệu khác, nhưng định nghĩa ở mục này áp dụng đặc biệt cho ISO 8100-32:2020. Tiêu chuẩn đã ghi rõ nguồn trích dẫn và giải thích các nguồn trích dẫn. Có những chỗ không nhất quán trong biên tập bởi một vài định nghĩa/thuật ngữ có ký hiệu liên quan, nhưng một số khác lại không có ký hiệu.
ISO/IEC DIR 2:2018 [6] nêu:
“Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt cung cấp một danh sách ký hiệu và định nghĩa viết tắt sử dụng trong tài liệu cùng với định nghĩa của chúng.”
Phần 4 không làm được điều này bởi phần này chỉ liệt kê 19 ký hiệu, người đọc muốn tìm nghĩa của ký hiệu sẽ phải tìm kiếm ở 3 phần:
– Trong phần 3: Định nghĩa
– Trong phần 4: Ký hiệu
– Trong phần văn bản hoặc ở bất kỳ đâu trong tiêu chuẩn mà thuật ngữ được sử dụng
Việc không nhất quán trong biên tập này có thể khiến tiêu chuẩn này khó hiểu.
Tiêu chuẩn biên tập ISO rất quan trọng và được áp dụng ở tất cả các tiêu chuẩn. Điều này cho phép việc trình bày thống nhất, không kể chủ đề nào. Tuy nhiên một tiêu chuẩn duy nhất không thể phù hợp với tất cả các tiêu chuẩn liên quan. Bài giới thiệu ISO/IC DIR 2:2018 nhận biết được khó khăn này và có nêu “người soạn thảo ra tài liệu ISO và IEC nên cố gắng nhận biết được nhu cầu của người đọc mục tiêu của họ và viết theo phong cách dễ hiểu hơn”.
ISO/IEC DIR 2:2018 cũng nêu ra rằng:
“Việc sử dụng các thuật ngữ viết tắt: Tránh dùng thuật ngữ viết tắt ở bất kỳ chỗ nào có thể tránh được. Khi thuật ngữ viết tắt thông thường (ví dụ như ppm) được sử dụng, cần phải giải thích rõ ràng.”
Nhiều ký hiệu được chỉnh sửa sang dạng không phổ biến cho người sử dụng đã dùng theo thói quen hoặc lưu hành trong ngành thang máy nửa thập kỷ nay.
Ví dụ như:
Khuyến cáo sử dụng các ký hiệu trong báo cáo (được lưu trong CIBSE Hướng dẫn D 2020 và các nơi khác) để đảm bảo tính liên tục và dễ hiểu.
Bảng 2 và 3 ISO đang thể hiện không đồng nhất về toán học.
Bảng ISO 2 – Các tiêu chuẩn thiết kế tiêu biểu cho phương pháp tính toán, dựa vào loại tòa nhà:
Một nhà toán học sẽ nhìn vào loại tòa nhà Văn phòng và lưu ý điều kiện của 2 tiêu chuẩn cần được đáp ứng:
nếu: giá trị của Công suất lúc cao điểm nằm trong khoảng 12 đến vô hạn. [12 ≤ UPPHC ≤ ∞]
và: giá trị của Khoảng thời gian cần thiết lúc cao điểm nằm trong khoảng âm vô cực đến 30 [-∞ ≤ UPPINT ≤ 30]
Khoảng thời gian cần thiết lúc cao điểm không thể là giá trị âm, do đó, tiêu chuẩn thứ hai phải là:
và: giá trị Khoảng thời gian cần thiết lúc cao điểm phải nằm trong khoảng 0 đến 30 [0 ≤ UPPINT ≤ 30]
Theo toán học, điều này có nghĩa là một thang máy có tải trọng vô hạn và thời gian bằng không có thể đạt tiêu chuẩn. Điều này khả thi trong toán học nhưng thực tế thì không.
Trước năm 1980, chuyên gia thang máy thường thiết kế dựa vào khoảng thời gian, giả sử là 30 giây và kiểm tra cho một công suất cho phù hợp với khoảng thời gian này.
Dựa vào kinh nghiệm, chuyên gia sẽ cho phép “giới hạn” 30 giây được bỏ qua (khoảng 5%) khi có sẵn các yếu tố bù đắp khác.
Từ năm 1980, chuyên gia thiết kế thang máy sử dụng công suất yêu cầu (yêu cầu của hành khách), giả sử là 12% và kiểm tra thời gian phù hợp. Dựa trên kinh nghiệm, các chuyên gia sẽ cho phép “giới hạn” xử lý 12% hạn chế bị phá vỡ một lượng nhỏ khi có sẵn các yếu tố bù đắp khác.
Tiêu chuẩn cần được chỉnh sửa đúng lại thành:
Bảng ISO 2 (điều chỉnh) Các tiêu chuẩn thiết kế tiêu biểu cho phương pháp tính toán, dựa vào loại tòa nhà
Ở Bảng 3 cần một chỉnh sửa liên quan đến kĩ thuật nữa là bỏ dấu “≥” ở giá trị Công suất lúc cao điểm. Bảng 2 tương ứng với hướng dẫn được đưa ra ở Bảng 3.5 trong CIBSE Hướng dẫn D:2020 với một ngoại lệ.
Khoảng thời gian cần thiết lúc cao điểm cho khách sạn tầm trung ở Anh là ≤ 60s (không phải là 40s). Người đọc được khuyên là tuân theo giá trị CIBSE. Bảng 3 đưa ra các tiêu chuẩn thiết kế điển hình với giao thông trộn lẫn cho các mô phỏng với một số điều kiện di chuyển nhưng công suất yêu cầu không thay đổi. Người đọc nên xem thêm phần 8 ở bên dưới.
Bảng 4 tương ứng với hướng dẫn dạng bảng được đưa ra trong Bảng 3.2, CIBSE Hướng dẫn D: 2020. Hướng dẫn D đưa ra thêm các lời khuyên trong xây dựng văn phòng, khu vực làm việc mở và di động. Bảng 5 tương ứng với hướng dẫn dạng bảng, cho tòa nhà dân cư, được đề cập ở bảng 3.4, CIBSE Hướng dẫn D:2020. Thiếu một bảng cho khách sạn ở ISO 8100-32:2020.
Bảng 6 cung cấp thông tin cơ bản về số lần chuyển đổi hành khách.
Cần chú ý đến phần hướng dẫn thêm ở mục 3.6.11 và Bảng 3.9 trong CIBSE Hướng dẫn D:2020
Bảng 7 cung cấp thông tin cơ bản về số lần hành trình định mức.
Cần chú ý đến phần hướng dẫn thêm ở mục 3.6.6, CIBSE Hướng dẫn D:2020
Cụ thể ở phần 6.5.3
Tiêu chuẩn ISO 8100-32:2020 đã không áp dụng được triết lí được nêu ra ở phần mở đầu về việc phân biệt công suất và tải trọng:
“Trong khi toàn bộ chủ đề về công suất và tải trọng theo thông lệ trong quy định về an toàn được coi như là một, sẽ có ý nghĩa hơn trong các quy định sau nếu phân biệt công suất và tải trọng. Một khái niệm đề cập đến khả năng xử lý giao thông, trong khi khái niệm còn lại đề cập đến khả năng chuyên chở tối đa, có ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn.”
ISO/TR 11071-2:1996, So sánh về tiêu chuẩn an toàn thang máy trên thế giới – Phần 2: Thang máy thủy lực.
Nguyên lí này được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1992 ở Bảng 3.4 của Hướng dẫn D:1992.
Người đọc của Tiêu chuẩn ISO 8100-32 nên biết về một quy ước là: Pcalc là P và Psim là Pmax.
Trong Phần 6.5.3 nói về kích thước của thang theo khối lượng, có thể bỏ qua phần văn bản. Cụ thể là đoạn từ phần 2, câu thứ 2 cho đến “… có thể được điều chỉnh”.
Khi biết về giá trị Pmax thì Bảng 6 của BS EN 81-20:2020 có thể được sử dụng để lựa chọn tải trọng định mức.
Lỗi biên tập
Trong phần tài liệu tham khảo thay BS ISO 8100-30:2019, Bảng 6 thành BS EN 81-20:2020, Bảng 6.
Lựa chọn tải trọng định mức phải dựa vào khoảng không được lấp đầy bởi hành khách P và được quyết định dựa vào EN 81-20:2020, Bảng 6.
Có hai phương pháp mô phỏng lưu lượng của thang máy: toán học (tính toán) và kĩ thuật số (mô phỏng). Phần này bàn đến phương pháp tính toán. Mô hình toán học đã có từ những năm 1920 [8,9]. Nó trở thành phương pháp nghiên cứu từ những năm 1970 ở Đại học Manchester [2,3]. Các phương pháp hiện tại là sự phát triển của nghiên cứu này. Mô hình toán học dựa trên các phương trình minh bạch, khi được đánh số sẽ cung cấp một câu trả lời có thể lặp lại, có thể được người khác sao chép lại và đạt được kết quả có thể kiểm chứng được. Các công thức tính toán ở tiêu chuẩn ISO 8100-32:2020 là phương pháp Barney-Santos sử dụng trong hơn 50 năm. Nó được trình bày dạng danh pháp, không theo thực hành trong ngành. Điều này có thể gây khó hiểu cho những độc giả quen thuộc với quy ước đã thiết lập. Công thức này được giải thích trong Phần 4 ở trên. Phương pháp tính toán được đề ra trong Bảng 1 ở công thức truyền thống. Giá trị nhận được có thể sử dụng như hướng dẫn cho thiết kế cuối cùng và khởi đầu để mô phỏng. Chúng không nên bắt buộc phải làm theo. Mô hình toán học là phương pháp rất mạnh. Phương pháp được đề cập ở tiêu chuẩn ISO 8100-32:2020 được nhiều người biết đến, nhưng chỉ một trong nhóm mô hình toán học là có.
Các phần khác bao gồm:
– Thang máy 2 tầng
– Hành trình không giới hạn
– Hệ thống kiểm soát lưu lượng ở điểm cuối
– Thời gian giữ cửa
– Chiều cao tầng không đều
– Dân cư trong tòa nhà phân bố không đều
– Nhóm thang không phục vụ thang gần tầng chính (khu tốc hành)
– Nhóm thang phục vụ các tầng bên dưới tầng chính
– Nhóm thang bao gồm thang có thông số khác nhau (ví dụ tải trọng định mức, tốc độ định mức, loại cửa,…)
– Ảnh hưởng của hành khách đến theo từng đợt
– Lượng hành khách không tuân theo phân bố xác suất hình chữ nhật hoặc không đổi
– Các điều kiện lưu lượng: lúc thấp điểm, lưu lượng giữa ngày và giữa các tầng
– Phân tích chung
– Thuật toán Monte Carlo
Phương thức tính theo công thức được trình bày ở Chương 3, CIBSE Hướng dẫn D:2020
Phương thức tính toán ở ISO 8100-32:2020 được sử dụng và nên luôn được sử dụng trước bất kì mô phỏng mới nào.
Hết phần 1 (Phần 2 ở kỳ sau)
Bảng 1 – Phương pháp tính toán lưu lượng truyền thống.
Biên dịch: Hà My
Biên tập: Lưu Hiền Minh
Hiệu đính: Tiến sĩ Nguyễn Đức Hạnh – Viện trưởng Viện kỹ thuật ứng dụng Thang máy
Thông tin mới cập nhật