TCTM – Theo Biểu Dự toán Chi phí Bảo trì Thang máy được ban hành kèm theo TCCS 02:2024/VNEA – Định mức lao động trong bảo trì và sửa chữa thang máy, chi phí bảo trì trước thuế cho 1 thang máy sẽ là gần 22 triệu/năm với tần suất bảo trì 1 tháng/lần.
Để lập dự toán giá bảo trì thang máy chính xác, cần có định mức lao động rõ ràng. Tuy nhiên, trong thực tế việc xây dựng và áp dụng định mức lao động kỹ thuật viên thang máy tại từng doanh nghiệp là khác nhau, phụ thuộc vào quy mô, năng lực doanh nghiệp và ý chí quản lý của người đứng đầu. Một phần do thiếu các văn bản hướng dẫn hay tài liệu tham khảo.
Điều này dẫn đến các hệ lụy:
– Giá bảo trì thang máy khác nhau (khá lớn) giữa các doanh nghiệp cùng cung cấp một loại hình dịch vụ;
– Không tạo ra sự khác biệt giữa trình độ, năng lực và thu nhập của kỹ thuật viên bảo trì thang máy.
– Người sử dụng – Đơn vị quản lý thang máy, các cơ quan quản lý nhà nước không có căn cứ để lập/ giao định mức kinh phí bảo trì, sửa chữa thiết bị thuộc trách nhiệm quản lý.
Việc thiếu một tiêu chuẩn chung về định mức lao động ngành thang máy để làm căn cứ đã khiến giá bảo trì thang máy giữa các doanh nghiệp thường khác biệt lớn từ vài trăm ngàn đồng cho mỗi lần bảo trì, cho đến hàng triệu.
TCCS 02:2024/VNEA – Định mức lao động trong bảo trì và sửa chữa thang máy ra đời nhằm giải quyết vấn đề này bằng cách đưa ra định mức về công việc, thời gian và tiêu chuẩn nhân sự thực hiện bảo trì và sửa chữa thang máy – các nội dung có thể lượng hóa trong hoạt động dịch vụ kỹ thuật.
Qua đó, TCCS 02:2024/VNEA sẽ giúp các doanh nghiệp thang máy tổ chức bộ máy, lập dự toán chi phí bảo trì một cách chính xác, cũng như giúp các đơn vị quản lý vận hành thang máy phân bổ ngân sách hiệu quả.
Bài viết này sẽ cụ thể hóa phương pháp xác định chi phí bảo trì dựa trên TCCS 02:2024/VNEA và Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/08/2021 Hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Là một hạng mục trong xây dựng, duy tu công trình, dự toán chi phí bảo trì thang máy áp dụng theo Hướng dẫn của Bộ Xây dựng và TCCS 02:2024/VNEA được cụ thể hóa như sau:
Lưu ý: Chi phí bảo trì sau thuế sẽ dựa trên mức thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành. Theo Nghị quyết 174/2024/QH15, thuế giá trị gia tăng sẽ tiếp tục giảm 2% trong 6 tháng đầu năm 2025.
Căn cứ xây dựng Biểu dự toán
– Danh mục các khoản mục chi phí, tỷ lệ chi phí chung, tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trước thực hiện theo Phụ lục III. Phương pháp xác định chi phí xây dựng, ban hành kèm theo Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
– Định mức chi phí nhân công thực hiện theo Điều 6. Phần định mức lao động TCCS 02:2024/VNEA. Định mức lao động trong bảo trì và sửa chữa thang máy;
– Tỷ lệ định mức vật liệu và máy thi công thực hiện theo Thống kê trung bình từ thực tiễn một số doanh nghiệp trong ngành.
Phạm vi áp dụng Biểu dự toán
– Dự toán xây dựng cho các công trình thực hiện bảo trì định kỳ 01 (một) tháng một lần.
– Các hạng mục bảo trì được thực hiện theo Khoản 5.3, Điều 5, TCCS 01:2023/VNEA. Yêu cầu an toàn chung trong quản lý, sử dụng, bảo trì và sửa chữa thang máy.
+ Bảo trì định kỳ BT1, thực hiện 1 tháng/ lần
+ Bảo trì định kỳ BT3, thực hiện 3 tháng/ lần
+ Bảo trì định kỳ BT6, thực hiện 6 tháng/ lần
Chi tiết nội dung, thời gian và tiêu chuẩn nhân sự bảo trì thực hiện theo Khoản 6.1 và 6.2, Điều 6. Phần định mức lao động của TCCS 02:2024/VNEA Định mức lao động trong bảo trì và sửa chữa thang máy.
Ngoài ra, lương nhân công giả định chi trả theo mức thực tế đối với các kỹ thuật viên được đào tạo và cấp chứng chỉ theo yêu cầu của Mục 3.5.2.2 của QCVN 02:2019/BLĐTBXH và yêu cầu chi tiết về trình độ kỹ năng nghề, bậc nghề theo Khoản 6.1 của TCCS 02:2024/VNEA.
Như vậy, nếu như trước đây, việc thiếu tiêu chuẩn chung về định mức lao động khiến giá bảo trì thang máy giữa các doanh nghiệp rất khác biệt (từ vài trăm ngàn đến hàng triệu đồng/lần), gây khó khăn cho người sử dụng, đơn vị quản lý và cơ quan nhà nước trong việc lập/giao định mức kinh phí bảo trì, sửa chữa.
Với Biểu Dự toán Chi phí Bảo trì Thang máy được ban hành cùng TCCS 02:2024/VNEA không chỉ giúp các đơn vị chuyên môn về bảo trì thang máy tính đơn giá bảo trì, tổ chức bộ máy vận hành dịch vụ mà còn đặc biệt hữu ích cho các đơn vị sử dung thang máy trong việc xây dựng, cấp kinh phí cho việc bảo trì thang máy thuộc quyền quản lý của mình.
Tham khảo TCCS 02:2024/VNEA Định mức lao động trong bảo trì và sửa chữa thang máy tại đây
Định mức lao động ngành thang máy – Căn cứ then chốt để nâng cao chất lượng dịch vụ
Giới thiệu Tiêu chuẩn cơ sở ngành thang máy phần 2 về định mức lao động
Thông tin mới cập nhật