TCTM – Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson đã hứa rằng chính phủ sẽ thể hiện sự “gan dạ” hơn trước đây, bằng cách đưa Vương quốc Anh “hướng tới một nền kinh tế lương cao, kỹ năng cao, năng suất cao”, trong đó “mọi người có thể tự hào về công việc và chất lượng công việc của họ”. Liệu quá trình chuyển đổi này có hiệu quả không, và để làm cho nó hoạt động thì chỉ cần “gan dạ” hay cần nhiều hơn thế?
Theo phân tích của giáo sư Bernd Brandl của trường đại học Durham, thứ nhất, quá trình chuyển đổi sẽ cần rất nhiều kiên nhẫn do rất mất thời gian. Trong khi đối với một số lĩnh vực, quá trình chuyển đổi có thể thành công trong vòng một năm, đối với nhiều lĩnh vực khác, quá trình chuyển đổi có thể kéo dài nhiều năm nếu không muốn nói là hơn một thập kỷ.
Quá trình chuyển đổi khiến nhiều người mất việc làm và gián đoạn kinh tế
Thứ hai, quá trình chuyển đổi sẽ tốn kém vì cần phải thiết lập các cơ sở và cơ cấu mới, điển hình là các cơ sở đào tạo mới.
Thứ ba, quá trình chuyển đổi sẽ rất khó khăn vì có thể xảy ra mất việc làm và gián đoạn kinh tế. Trên thực tế, nhiều công ty sẽ không đủ khả năng trả lương cao hơn và sẽ phá sản. Do đó, việc mất việc làm là không thể tránh khỏi trong ngắn hạn. Điều này có thể dẫn đến các cuộc xung đột công nghiệp tốn kém, bao gồm đình công và biểu tình, gây thiệt hại thêm cho nền kinh tế. Vì vậy, quá trình chuyển đổi có khả năng dẫn đến gián đoạn kinh tế và cũng có thể dẫn đến bất ổn xã hội trong tương lai gần.
Anh được mô tả là “ở trạng thái cân bằng kỹ năng thấp” do tình trạng thiếu đầu tư vào lực lượng lao động. Trong số nhiều yếu tố, các nghiên cứu học thuật cho thấy rằng hệ thống quản trị công ty của Anh tập trung mạnh vào việc chi trả cho cổ đông thay vì đầu tư cho nguồn lao động của họ.
Do đó, việc thiếu các loại kỹ năng phù hợp dường như là vấn đề then chốt mà các nhà tuyển dụng ở Anh đang phải vật lộn. Theo một báo cáo năm 2017 của Điều lệ viện nhân sự và phát triển (CIPD – Chartered Institute of Personnel and Development), đó là lý do chính khiến các nhà tuyển dụng Anh phụ thuộc vào nhập cư. Các chính sách nhập cư khác nhau được áp dụng kể từ năm 2010 đã cắt giảm nhập cư tay nghề thấp, trong khi nhập cư tay nghề cao được khuyến khích.
Brexit có ảnh hưởng như thế nào đến ngành xây dựng nước Anh
Ngành xây dựng đại diện cho một ngành đóng góp lớn cho nền kinh tế Anh. Nó tạo ra khoảng 90 tỷ bảng Anh hàng năm, tương đương 6,5% GDP. Theo Bộ Kỹ năng và Đổi mới Doanh nghiệp, ngành xây dựng sử dụng hơn 2,93 triệu người, tương đương với khoảng 10% việc làm của Anh.
Để duy trì trạng thái này, ngành công nghiệp phụ thuộc nhiều vào lao động có tay nghề cao để hoàn thiện và cung cấp cơ sở hạ tầng dự án. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát RICS được tiến hành vào quý 2 năm 2016 cho thấy rằng: “Đã có sự chậm lại trong tăng trưởng trong quý 2, với 56% doanh nghiệp báo cáo tình trạng thiếu kỹ năng là một hạn chế đối với sự phát triển ”. Việc rời khỏi EU có thể dẫn đến tình trạng thiếu lao động rất nghiêm trọng, cả về kỹ năng và không có kỹ năng trong ngành xây dựng.
“Với việc xây dựng của Anh đã phải vật lộn với tình trạng thiếu kỹ năng kinh niên và Brexit làm mất niềm tin của các nhà đầu tư, các nhà xây dựng ở Anh cần có những hạn chế đối với công nhân châu Âu.” – Blane Perrotton, giám đốc điều hành của công ty tư vấn và khảo sát tài sản quốc gia Naismiths nhận định.
Đối với ngành xây dựng, kế hoạch nhập cư của chính phủ hậu Brexit đặc biệt có vấn đề vì ngành này cần lao động chân tay. Nếu kế hoạch đề xuất được tiến hành, những người lao động có kỹ năng thấp này sẽ không thể nhập cảnh vào Anh, nghĩa là lựa chọn duy nhất sẽ là tuyển dụng lao động tại chỗ.
Các chuyên gia trong ngành lo ngại rằng không có đủ công nhân Anh để lấp đầy những vị trí này. Với việc các công ty xây dựng đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên phù hợp, người lao động sẽ có toàn quyền kiểm soát thị trường việc làm và sẽ có thể yêu cầu tăng giá theo giờ và số giờ. Hay đơn giản hơn, nhu cầu về lao động sẽ vượt xa nguồn cung và chi phí tổng thể của dự án sẽ tăng vọt.
Việc ngành xây dựng nước Anh nghiên cứu về những hệ quả tác động sau sự kiện Brexit không chỉ là vấn đề của một ngành mà nó gợi mở ra cho các lĩnh vực khác về việc nghiên cứu thích ứng với các điều kiện bất lợi của ngành kinh tế. Nó cũng cho thấy một thực tế trong thời kỳ 4.0 đang diễn ra, đó là xu thế lương cao-kỹ năng cao, còn kỹ năng thấp sẽ khó có cơ hội tìm kiếm hay chuyển đổi việc làm và nhận được thù lao ở mức mong đợi.
Công nghiệp thang máy Việt Nam là một ngành mới nổi, chúng ta ít nhiều cũng thấy được vấn đề về đào tạo nhân lực để đáp ứng yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng mạnh cả về chiều sâu và chiều rộng. Nhưng hiện nay, nhân lực chất lượng cao cho ngành thang máy vẫn đang là một thách thức, một dấu hỏi đang cần những lời giải đáp cụ thể.
Những nỗ lực của Hiệp hội Thang máy Việt Nam sẽ mang tới những câu trả lời rõ ràng cho vấn đề hệ trọng này trong thời gian tới./.
Hà My
Thông tin mới cập nhật