“Sự liên kết đầu tiên” giữa Hiệp hội Thang máy Việt Nam – Nhà trường và Doanh nghiệp trong việc đào tạo tư vấn viên và kỹ thuật viên thang máy đã thành công tốt đẹp. Con người vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu cần được ưu tiên.
Tối 27/5, GamaLift và Gama Service đã tổ chức Lễ tổng kết chương trình đào tạo Tư vấn viên, Kỹ thuật viên Thang máy. Chương trình đào tạo do GamaLift và Gama Service tổ chức cho nhân viên tư vấn viên và kỹ thuật viên với sự tham gia đào tạo từ Viện kỹ thuật ứng dụng Thang máy và Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Cao Hà Nội.
Tại buổi lễ tổng kết, Nhà giáo ưu tú, Tiến sĩ Phạm Xuân Khánh – Chủ tịch Hội đồng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Cao Hà Nội có chia sẻ rằng đây là chương trình đào tạo đầu tiên có sự hợp tác giữa 3 bên trong lĩnh vực thang máy: Doanh nghiệp – Nhà trường – Hiệp hội. TS Phạm Xuân Khánh cũng nhận định, đây sẽ là bước khởi đầu cho sự hợp tác đào tạo nhân lực ngành thang máy phát triển mạnh mẽ trong tương lai, cùng nhau xây dựng một hệ sinh thái.
TS Phạm Xuân Khánh nhận định đây sẽ là tiền đề cho sự hợp tác lâu dài, xây dựng nên một hệ sinh thái bền vững cho ngành thang máy
“Con người là “chìa khóa” của mọi vấn đề. Chúng ta có thể nhập khẩu sản phẩm chất lượng cao nhưng tư vấn có mang đến giải pháp phù hợp cho khách hàng, lắp đặt, vận hành có đảm bảo an toàn lao động, an toàn sử dụng hay không thì đều phụ thuộc vào con người.” – TS Phạm Xuân Khánh khẳng định.
Ông Nguyễn Hải Đức – Chủ tịch Hiệp hội Thang máy Việt Nam cũng thể hiện quyết tâm nâng cao năng lực nhân lực ngành: Việc chuẩn hóa nhân lực ngành là một trong những mục tiêu lớn mà Hiệp hội hướng tới. Đặc biệt là trong thời gian gần đây khi có quá nhiều tổn thất về con người, thậm chí kỹ thuật viên thang máy lại là những người hi sinh đầu tiên.” Ông Đức khẳng định rằng chỉ có chuẩn hóa nhân lực bằng đào tạo, bằng sát hạch đầu ra thì mới đảm bảo được an toàn lao động trong lĩnh vực này.
Chủ tịch Hiệp hội Thang máy Việt Nam chia sẻ tầm quan trọng của việc chuẩn hóa năng lực ngành thang máy
Trong chương trình đào tạo, các học viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ tư vấn và kỹ thuật thang máy với hệ thống cơ sở vật chất thực hành hiện đại, giúp học viên tiếp cận thực tế “người thực, việc thực”, phục vụ phương pháp đào tạo Learning by doing (Học qua thực hành), Training on job (Đào tạo trong công việc thực tế).
Các học viên được đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Cao Hà Nội
Học viên được đào tạo theo phương pháp Learning by doing (Học qua thực hành)
Ông Nguyễn Đức Hạnh (chính giữa) – Viện trưởng Viện kỹ thuật ứng dụng Thang máy trao chứng chỉ Kỹ thuật viên Thang máy tới các học viên
Học viên Tư vấn viên Thang máy cũng được trang bị đầy đủ về kỹ năng bán hàng và cả kiến thức kỹ thuật thang máy cơ bản để đưa ra những giải pháp phù hợp tới khách hàng
Đây là đề án Hiệp hội Thang máy Việt Nam giao cho Viện kỹ thuật ứng dụng Thang máy triển khai với sự phối hợp thực hiện cùng Gama Service (đơn vị cung cấp dịch vụ của GamaLift) và Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Cao Hà Nội.
Chương trình này sẽ tiếp tục được chuẩn hóa và áp dụng cho toàn ngành trong thời gian tới. Việc nâng cao năng lực, chuẩn hóa năng lực trước nhất là trang bị kiến thức chuyên môn về lắp đặt, bảo trì, sửa chữa thang máy; tiếp đó, kỹ thuật viên cũng được đào tạo về an toàn lao động.
Vấn đề chuẩn hóa nguồn nhân lực cũng sẽ tiếp tục được Hiệp hội Thang máy Việt Nam đưa ra thảo luận tại Hội thảo “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành thang máy” sẽ diễn ra vào ngày 13/7/2022 tại Hà Nội với sự tham gia của các bên: các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp thang máy, doanh nghiệp quản lý sử dụng thang máy, các trường đào tạo nghề,…
Hội thảo hướng đến các quy định, chính sách nhằm chuẩn hóa nguồn nhân lực cũng như tạo sự kết nối trong ngành thang máy, hướng đến xây dựng một hệ sinh thái phát triển bền vững.
Minh Dương
Thông tin mới cập nhật
Minh
Rất bổ ích
Le Trinh
Có người từng nói đây là “ngành hẹp”, nhưng càng theo dõi càng thấy điều ngược lại! Mong Hội thảo sắp tới sẽ bàn thảo, tháo gỡ nút thắt tiến tới chuẩn hoá nhân lực ngành!