TCTM – Những ngày qua, hàng nghìn cư dân tại tòa nhà CT12A – Kim Văn, Kim Lũ (Hà Nội) phải trải qua những ngày mệt mỏi vì tình trạng thang máy hỏng hóc. Trong khi đó, Ban Quản trị lại cho biết, chung cư không có quỹ bảo trì nên “không thể làm gì được hơn”.
Từ ngày 7/1/2025, nhiều cư dân sinh sống tại Tòa nhà Chung cư CT12A – Kim Văn, Kim Lũ (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội) liên tục phản ánh trên các nhóm cư dân về vấn đề ùn tắc nghiêm trọng vào các giờ cao điểm tại khu vực sảnh thang máy do thang máy hỏng nhưng chưa được sửa chữa.
Theo phản ánh của cư dân, tình trạng thang máy hư hỏng đã gây ra rất nhiều khó khăn cho hàng nghìn người sinh sống tại đây, đặc biệt là cư dân ở các tầng cao.
Hình ảnh ùn tắc trước thang máy được cư dân chia sẻ ngày 7/1/2024
Video ghi lại cảnh cư dân tại Tòa CT12A chen chúc đi vào thang máy
Chị Trần Hoa, cư dân tòa nhà CT12A, cho biết tòa nhà cao 42 tầng với hàng nghìn người sinh sống, cộng thêm nhiều căn hộ cho thuê, khiến thang máy luôn trong tình trạng chật cứng vào giờ cao điểm, theo Đời sống Pháp luật.
Một cư dân thường xuyên di chuyển vào giờ cao điểm cũng cho biết, trong hai ngày thang máy gặp sự cố gần đây, anh đã phải chờ đợi tới 45 phút mới có thể vào được thang máy.
Tính đến sáng 9/1, tòa nhà CT12A có hai chiếc thang máy bị hỏng đã được đặt biển cảnh báo, một trong hai thang máy đang được kỹ thuật kiểm tra sửa chữa. Bảo vệ tòa nhà xác nhận, hai hôm nay diễn ra cảnh ùn tắc ở đây vào các giờ cao điểm do một số thang máy bị hỏng.
Hình ảnh hai thang máy bị hỏng
Đại diện Ban quản trị tòa nhà CT12A Kim Văn – Kim Lũ cũng xác nhận tình trạng ùn tắc trước sảnh tòa nhà.
Theo vị này tình huống “không thể làm gì được hơn”, bởi lẽ tại chung cư này không có quỹ bảo trì, trong khi đó khi hai chiếc thang máy bị hỏng, kỹ thuật đã kiểm tra nhưng phải chờ thiết bị thay thế do không có sẵn.
“Chung cư không có quỹ bảo trì, ban quản trị không được phép thu, chủ đầu tư trước đó cũng không có”, vị đại diện Ban Quản trị cho biết thêm, mỗi lần sửa chữa tạm thời đều trích từ quỹ thu được trước đó đã động viên cư dân đóng góp.
Kỹ thuật viên đã có mặt tại tòa CT12A sáng ngày 9/1/2025 để sửa chữa. (Ảnh: Đời sống Pháp luật).
Được biết, UBND phường Đại Kim, quận Hoàng Mai vừa có thông báo về cuộc họp dự kiến diễn ra vào chiều ngày mai (10/1/2025) về việc tổ chức hội nghị nhà chung cư thường niên và bổ sung, thay thế thành viên Ban Quản trị và việc bảo trì hệ thống thống thang máy tòa nhà chung cư CT12A với sự tham gia của các cơ quan ban ngành và đại diện cư dân
Tình trạng thang máy hỏng hóc, gặp sự cố liên tục tại các chung cư ở Hà Nội thời gian qua không chỉ gây bất tiện cho đời sống cư dân mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Để đảm bảo thang máy hoạt động liên tục và an toàn, việc bảo trì và sửa chữa phòng ngừa các thiết bị thang máy là điều vô cùng quan trọng.
Theo TCCS 01/2023/VNEA về yêu cầu an toàn trong quản lý, sử dụng, bảo trì và sửa chữa thang máy, kế hoạch sửa chữa phòng ngừa cần được lập dựa trên hướng dẫn của nhà sản xuất, bao gồm khuyến cáo về tuổi thọ của các bộ phận, linh kiện và thiết bị. Trong trường hợp nhà sản xuất không cung cấp thông tin này, kế hoạch cần tuân theo Phụ lục B của TCCS 01/2023/VNEA, quy định về khuyến cáo tuổi thọ của các thiết bị hao mòn nhanh của thang máy.
Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 01:2023/VNEA về “Yêu cầu an toàn chung trong quản lý, sử dụng, bảo trì và sửa chữa thang máy” do Hiệp hội Thang máy Việt Nam ban hành
Ngoài ra, để giúp công tác lập dự toán bảo trì thang máy được rõ ràng và minh bạch, Hiệp hội Thang máy Việt Nam mới đây cũng đã đưa ra Biểu Dự toán Chi phí Bảo trì Thang máy được lập dựa trên TCCS 02:2024/VNEA về Định mức lao động trong bảo trì và sửa chữa thang máy và Thông tư số 11/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng BXD Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Lưu ý:
– Áp dụng công trình thực hiện bảo trì định kỳ 01 tháng/lần, với chi tiết nội dung, thời gian và tiêu chuẩn nhân sự bảo trì thực hiện theo Khoản 6.1 và 6.2, Điều 6 Phần định mức lao động của TCCS 02:2024/VNEA Định mức lao động trong bảo trì và sửa chữa thang máy.
– Biểu phí trên chưa bao gồm chi phí thay thế vật tư, linh kiện thực tế sửa chữa hỏng hóc, hao mòn.
– Mức giá bảo trì được xác định dựa trên cơ sở kỹ thuật viên bảo trì được đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề theo Khoản 6.1 và Phụ lục D của TCCS 02:2024/VNEA.
Đọc thêm:
Tại sao kỹ thuật viên thang máy phải có chứng chỉ hành nghề?
Chương trình đào tạo nhân viên bảo trì thang máy chứng chỉ quốc tế
Thông tin mới cập nhật