TCTM – Với đặc thù là môi trường làm việc kỹ thuật phức tạp và nguy hiểm, không gian hẹp và các nguy cơ mất an toàn cao, an toàn lao động trong quá trình làm việc với thang máy cần đặc biệt coi trọng.
Sự việc tai nạn lao động khiến 7 người tử vong và nhiều người bị thương tại Yên Bái xảy ra vào ngày 22/4/2024 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về mất an toàn lao động trong quá trình làm việc. Theo quy định an toàn, mọi lĩnh vực nếu không tuân thủ quy định mà bỏ qua, làm tắt có thể gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Do đó, ngoài các quy định chung về an toàn lao động (tại công trường đang thi công, khi làm việc trên cao, khi làm việc với các thiết bị đặc thù,…) thì đối với riêng nhân viên kỹ thuật thang máy còn cần lưu ý các quy định dưới đây.
Môi trường làm việc kỹ thuật có nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động, do đó cả người sử dụng lao động và người lao động đều cần có ý thức tuân thủ
– Trong quá trình lắp đặt, vận hành: Cửa hố thang phải được che chắn kín trong quá trình thi công, treo bảng thông báo “KHU VỰC NGUY HIỂM” hoặc “KHÔNG PHẬN SỰ CẤM LẠI GẦN”. Trước khi thực hiện bảo trì, dán cảnh báo “THANG MÁY BẢO TRÌ” “KHÔNG PHẬN SỰ CẤM LẠI GẦN” tại vị trí trước cửa thang
– Các vật tư, dụng cụ thi công cần được sắp xếp gọn gàng.
– Khi đang đứng trên nóc thang máy mà có điện thoại, hoặc công việc xử lý xen vào thì phải dừng thang, tránh mất tập trung khi thang máy đang di chuyển.
– Khi thi công ở trên cao cần có giải pháp an toàn đảm bảo rồi mới thực hiện công việc.
Liệt kê, dự đoán những mối nguy
Người lao động trong lĩnh vực thang máy cần trang bị đầy đủ các dụng cụ và trang phục bảo hộ cần thiết
– Không được làm việc trong hay trên nóc cabin khi thang máy đang chuyển động.
– Nếu trong cabin đang có người thì không được thử bộ hãm an toàn.
– Khi xuống hố pít kiểm tra cần phải xác định được khoảng an toàn của hố, vị trí đứng an toàn trong quá trình thực hiện công việc. Với hố pít sâu phải có thang dẫn xuống, tuyệt đối không nhảy trực tiếp xuống hố. Với thang có hố pít nông khi vào hố yêu cầu phải gạt thanh chống an toàn hoặc khóa van dẫn dầu.
– Kết thúc ca làm việc, cần sắp xếp gọn gàng dụng cụ, thiết bị, đặt các biển cảnh báo ở các vị trí nguy hiểm.
– An toàn trong lắp đặt thang máy cần được đảm bảo trong suốt quá trình để giảm thiểu rủi ro tai nạn và giữ an toàn cho nhân viên lắp đặt, để quá trình lắp đặt thang diễn ra tốt đẹp và an toàn, đòi hỏi chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn một cách nghiêm ngặt và chủ động. Hãy làm đúng trước khi muốn làm thật tốt.
– Móc treo balance, móc treo tời đảm bảo chắc chắn, đúng thiết kế.
– Chiều cao phòng máy, vị trí các lỗ trên phòng máy, số lượng lỗ đó, kích thước lỗ chờ cửa tầng, vị trí của lỗ chờ lắp đặt bảng gọi tầng…
– Vị trí đặt nguồn điện và cầu dao để ngắt nguồn điện thang máy
– Hệ thống đèn chiếu sáng (hệ thống này phải được bố trí sao cho không ảnh hưởng đến công tác lắp đặt)
– Kiểm tra các thiết bị bảo hộ lao động, các thiết bị phòng cháy chữa cháy…
– Tuân thủ các quy định an toàn trong lắp đặt thang máy tai nơi làm việc.
– Cửa hố thang phải được che chắn kín trong quá trình thi công, treo bảng thông báo “KHU VỰC NGUY HIỂM” hoặc “KHÔNG PHẬN SỰ CẤM VÀO”.
– Các vật tư thang máy được chuyển ra công trình cần được sắp xếp gọn gàng.
– Theo quy định an toàn trong lắp đặt thang máy thì một nhóm thi công phải gồm 2 người trở lên để đề phòng rủi ro xảy ra có thể dễ dàng hỗ trợ lẫn nhau.
– Kiểm tra các chướng ngại vật trong hố thang, phòng máy. Các vấn đề khác như: lỗ chừa kéo máy, lỗ cho các thiết bị tín hiệu tại các cửa tầng, kích thước cửa tầng, móc treo balance, kích thước đáy giếng, chống thấm, phòng máy, điện nguồn.
– Quá trình lắp đặt thang chạy lên xuống cần hô lên “Thang chạy lên”, “Thang chạy xuống”, chờ người đối diện phản hồi rồi mới bấm cho thang chạy.
– Không đứng ngoài hành lang để thò tay qua cửa tầng và cửa cabin mà khởi động thang máy, các thiết bị nâng hạ khi thi công như puli, tời, balance được treo vào các kết cấu của giếng thang phải đảm bảo được độ ổn định.
Vị trí móc treo balance trong phòng máy của thang máy
– Kết thúc ca làm việc, cần sắp xếp gọn gàng dụng cụ, thiết bị, đặt các biển cảnh báo ở các vị trí nguy hiểm.
– Kiểm tra tổng thể hệ thống thang máy xem có đủ điều kiện vận hành hay không.
– Xem tổng thể tình trạng lắp đặt trên phòng máy, trong hố thang và ngoài cửa thang. Kiểm tra nguồn điện cấp nguồn cho thang máy: dây nguồn, aptomat, điện áp.
– Trong trường hợp hố thang thi công có những vấn đề gây mất an toàn như bị ngập nước, các đơn vị khác thi công trong hố hay trên phòng máy,… thì tạm thời chưa có thi công mà phải có giải pháp xử lý, cảnh báo an toàn.
Cần kiểm tra điện trước khi vận hành thang máy
– Kiểm tra các chướng ngại vật trong hố thang, phòng máy.
– Khi lên nóc cabin thực hiện công việc vận hành, yêu cầu đầu tiên phải kiểm tra hệ thống an toàn của thang như nút STOP, thanh an toàn trước khi chạy U/D. Và kiểm tra công tắc an toàn vượt hành trình trước khi chạy tự động (trường hợp đứng trên nóc cabin chạy tự động để kiểm tra). Đối với thang có OH (chiều cao tầng trên cùng) thấp cần chống thanh an toàn khi thực hiện bảo trì trong hố.
– Khi cần mở cửa tầng để xử lý, yêu cầu phải có người trực tại vị trí cửa tầng đang mở để giám sát, cảnh báo người khác lại gần.
– Quá trình vận hành thang chạy lên xuống cần hô lên “Thang chạy lên” “Thang chạy xuống’’, chờ người đối diện phản hồi rồi mới bấm cho thang chạy.
– Trước khi chuyển sang chế độ chạy thang tự động, yêu cầu phải rà soát hết các khoảng cách an toàn của thang như hệ thống dây trong hố, kiếm cửa, bậu cửa (door sill), khóa cửa tầng (door lock),… các thiết bị an toàn như công tắc giới hạn hành trình, thắng cơ, thiết bị chặn,…
– Quá trình vận hành thang máy phát hiện các vấn đề mất an toàn thì phải tạm dừng công việc, báo cho đơn vị có thẩm quyền tại công trường.
– Kết thúc ca làm việc, cần sắp xếp gọn gàng dụng cụ, thiết bị, đặt các biển cảnh báo ở các vị trí nguy hiểm.
– Các vật tư, dụng cụ bảo trì, sửa chữa cần được sắp xếp gọn gàng trong quá trình bảo trì.
– Khi lên nóc cabin thực hiện công việc bảo trì, yêu cầu đầu tiên phải kiểm tra hệ thống an toàn của thang như nút STOP, thanh an toàn trước khi chạy U/D. Và kiểm tra công tắc an toàn vượt hành trình trước khi chạy tự động (trường hợp đứng trên nóc cabin chạy tự động để kiểm tra). Đối với thang có OH thấp cần chống thanh an toàn khi thực hiện bảo trì trong hố.
Đảm bảo nguồn sáng tại vị trí làm việc với thang máy
– Khi cần mở cửa tầng để xử lý, yêu cầu phải có người trực tại vị trí cửa tầng đang mở để giám sát, cảnh báo người khác lại gần.
– Quá trình thang chạy lên xuống cần báo “thang chạy lên” “Thang chạy xuống”, chờ người đối diện phản hồi rồi mới bấm cho thang chạy.
– Khi thang đang chạy tốc độ cao, yêu cầu người đứng trên nóc cabin phải ở trong vùng an toàn của thang (hàng rào an toàn).
– Quá trình bảo trì thang máy phát hiện các vấn đề liên quan đến an toàn trong quá trình sử dụng thang thì phải cảnh báo cho đơn vị sử dụng và yêu cầu tạm dừng hoạt động thang máy.
Trên đây là các quy định an toàn trong thi công lắp đặt, vận hành, bảo trì thang máy mà nhân viên kỹ thuật thang máy cần tuân thủ để đảm bảo an toàn lao động cho bản thân và người khác. Ngoài ra, có các hướng dẫn về an toàn lao động khi làm việc tại các môi trường làm việc cụ thể khi làm việc với thang máy có thể tham khảo thêm:
Phần 1: Đánh giá an toàn tại công trường
Phần 2: Hướng dẫn an toàn khi làm việc trên thang máy
Phần 3: Hướng dẫn làm việc an toàn với thang máy/thang cuốn tại một số công đoạn cụ thể
Minh Khôi
Thông tin mới cập nhật