TCTM – Thiên tai là điều không thể kiểm soát, nhưng tác hại của nó có thể giảm thiểu. Bên cạnh những lưu ý đã đề cập tại “Phần 1: Những lưu ý bảo trì thang máy thủy lực sau lũ lụt”, kỹ thuật viên cũng cần chú ý tới các bộ phận như van điều khiển, xi lanh thủy lực, ống dẫn dầu,… khi tái khởi động thang thủy lực sau lũ lụt.
Đọc thêm: Phần 1: Những lưu ý bảo trì thang máy thủy lực sau lũ lụt
6. Van điều khiển
Trong hệ thống nguồn thủy lực, van điều khiển là thành phần quan trọng nhất. Một van được thiết kế tốt luôn có bộ lọc tự làm sạch để bảo vệ van khỏi hầu hết các tạp chất trong một ngưỡng nhất định. Tuy nhiên, ngay cả khi van điều khiển được làm chủ yếu từ vật liệu phi kim loại, nó cũng không thể hoàn toàn chống lại nước hoặc rỉ sét.
Để đảm bảo tuổi thọ lâu dài, các bộ van tiết lưu (pilot valse) thường được làm bằng thép nhẹ (thép có hàm lượng carbon thấp). Với các sản phẩm chất lượng cao, những bộ phận này thường được mạ kẽm để tăng tuổi thọ và giúp chống oxy hóa.
Sơ đồ bộ nguồn thủy lực
Kỹ thuật viên cần kiểm tra toàn bộ van điều khiển, đặc biệt là các bộ lọc và bộ điều chỉnh để đảm bảo không bị tắc hoặc rỉ sét. Nên tham khảo nhà sản xuất van về ảnh hưởng của hỗn hợp dầu/nước lên các vòng đệm chữ O (O-ring: một loại vòng đệm kín được sử dụng trong van để ngăn chặn rò rỉ chất lỏng). Do vòng đệm chữ O dễ thay và giá rẻ, nên việc thay thế chúng thường xuyên được khuyến nghị để ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.
Bất kỳ van điều khiển nào cũng được vận hành bằng điện, do đó cần đảm bảo dây kết nối của cuộn hút và van điện từ luôn trong tình trạng tốt. Tùy thuộc vào thông số kỹ thuật của nhà sản xuất, cấp độ IP của dây kết nối cho biết mức độ an toàn của chúng khi tiếp xúc với nước.
Cụm phụ kiện đi kèm van điều khiển, chẳng hạn như bơm tay và van bi, cũng cần được vệ sinh và kiểm tra thường xuyên, bởi vì các linh kiện phụ bên trong thường được làm từ thép cacbon thấp. Một sai lầm phổ biến là vận hành thang máy bằng cách bơm bằng bơm tay chứa dầu bẩn. Việc này sẽ làm nhiễm bẩn toàn bộ hệ thống. Do đó, việc sử dụng bộ lọc thích hợp tại cổng hút của bơm tay là rất quan trọng và luôn được khuyến nghị.
Bộ điều khiển thang máy thường được đặt trong phòng máy gần bộ nguồn và gắn trên tường. Tuy nhiên, trong trường hợp tầng hầm bị ngập hoàn toàn, khả năng vận hành thang máy có thể bị ảnh hưởng. Bộ điều khiển khi bị ngập nước thường không thể sử dụng lại được. Những thiết bị không bị ngập nước vẫn cần phải được kiểm tra lại trước khi đưa vào vận hành trở lại.
Kỹ thuật viên cần kiểm tra trực quan bộ điều khiển, hộp thiết bị đầu cuối điện và các thiết bị khác. Nếu có dấu hiệu hư hỏng, cần sửa chữa hoặc thay thế trước khi sử dụng. Ngoài ra, không nên bật nguồn thiết bị cho đến khi mọi thứ khô ráo hoàn toàn. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ chập điện.
Xi lanh thủy lực thường được làm bằng thép ST52 (còn được gọi là thép cường lực), bao gồm thân xilanh và pít tông. Các bộ phận này dễ bị rỉ sét khi tiếp xúc với độ ẩm trong thời gian dài. Pít tông là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với dầu thủy lực khi nó di chuyển ra vào xilanh. Do đó, pít tông luôn có một lớp dầu mỏng trên bề mặt, điều này không chỉ cung cấp khả năng bôi trơn mà còn giúp bảo vệ bề mặt pít tông khỏi bị oxi hóa.
Tuy nhiên, khi pít tông tiếp xúc với độ ẩm trong thời gian dài, đặc biệt là khi thang máy không hoạt động, bề mặt pít tông có thể bị oxy hóa. Một phương pháp thực tế chống oxy hóa là gọi thang máy xuống tầng thấp nhất trong một thời gian chờ nhất định. Bằng cách này, pít tông sẽ nằm trong xi lanh và ngập trong dầu.
Bên trái là thang thủy lực với cấu tạo xi lanh chìm. Bên phải là thang thủy lực với pít tông nổi.
Việc kiểm tra và bảo dưỡng xi lanh loại chìm (chôn dưới lòng đất) có thể phức tạp hơn so với xi lạnh loại nổi (được gắn ngay trong trục thang). Với dạng xi lanh chìm, kỹ thuật viên không thể kiểm tra bằng mắt, nếu không chú ý, quá trình rỉ sét có thể dẫn đến làm hư hỏng ống. Để ngăn chặn nguy cơ này, xi lanh loại chìm thường được đặt trong một ống PVC để không tiếp xúc trực tiếp với độ ẩm mặt đất.
Xi lanh được đặt trong ống PVC và ngăn cách bới một miếng đệm. Với cấu tạo đáy gồm hai lớp mang lại hiệu quả trong việc chống lại độ ẩm dưới mặt đất, ngăn ngừa rỉ sét.
Đối với xi lanh loại nổi, nước chỉ có thể vào bên trong nếu mực nước trong hố thang đủ cao để ngập hoàn toàn đầu xi lanh (trường hợp xấu nhất). Kỹ thuật viên cần kiểm tra kỹ càng đầu xi lanh, phớt dầu, bề mặt pít tông và ống xi lanh để đảm bảo không có bất kỳ hư hỏng nào do rỉ sét hoặc nhiễm bẩn trước khi đưa vào hoạt động.
Trong trường hợp hố thang máy bị ngập nước, khung cabin có thể bị ảnh hưởng nếu cabin ở tầng trệt. Do đó, cần kiểm tra kỹ lưỡng hệ thống phanh an toàn trên khung cabin trước khi đưa thang máy vào hoạt động. Ngoài ra, các ray dẫn hướng cần được bôi trơn đúng cách và kiểm tra tình trạng của guốc/con lăn để đảm bảo thang máy vận hành trơn tru, không gặp sự cố.
Ống dẫn dầu thủy lực có thể được làm bằng cao su hoặc kim loại, được dùng để nối giữa hệ thống van thủy lực và xi lanh thủy lực. Hệ thống đường ống dẫn dầu thủy lực có thể gồm nhiều phần uốn cong, khớp chữ T, các phụ kiện khác và bộ điều phối thủy lực (adapters). Những thành phần kể trên (đặc biệt là ống kim loại và các phụ kiện khác) thường không được làm bằng thép chống gỉ, vì thế nếu tiếp xúc với độ ẩm sẽ dễ bị rỉ sét.
Van khóa một chiều là một bộ phận an toàn, thường được lắp trực tiếp trên xi lanh thủy lực và được kích hoạt khi đường ống dẫn dầu bị vỡ. Đôi khi các nhà sản xuất xi lanh cũng tích hợp van khóa một chiều ngay bên trong thiết bị xi lanh.
Các kỹ thuật viên cần kiểm tra bộ phận an toàn này cùng đường ống dẫn dầu để đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn. Rỉ sét cũng có thể khiến hoạt động của van khóa một chiều bị ảnh hưởng. Van khóa một chiều là một thiết bị an toàn quan trọng, vì thế trong trường hợp cần thiết nên cân nhắc thay thế hoàn toàn.
Thiên tai là điều không thể kiểm soát, nhưng tác hại của nó có thể giảm thiểu. Kỹ thuật viên thang máy có trình độ có thể bảo trì và bảo dưỡng hệ thống thang máy thủy lực theo các lưu ý chính sau:
Vị trí lắp đặt hệ thống cứu hộ bằng tay dành riêng cho thang thủy lực
Các hoạt động cứu hộ khẩn cấp như hạ cabin thủ công, bơm cabin lên trong trường hợp ngập nước, đóng đường ống thủy lực,… có thể dễ dàng thực hiện mà không cần phải tiếp cận khu vực phòng máy hoặc nguồn điện nơi đặt van.
Hoàng Quân
Thông tin mới cập nhật